Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Canh bạc của ông Putin

Quân sự

22/09/2022 21:11

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh động viên một phần lực lượng dự bị, cùng với việc tổ chức trưng cầu ý dân ở các vùng do Nga kiểm soát ở Ukraina được coi là một bước ngoặt, hay nói đúng là một bước leo thang trong cuộc chiến tranh Ukraina.

Nhiều nhà quan sát cho rằng Moscow đã đánh giá quá thấp khả năng kháng cự của quân Ukraina, có tinh thần chiến đấu rất cao và được phương Tây trang bị vũ khí tối tân. 

Việc Tổng thống Putin phải huy động quân dự bị cho thấy quân đội Nga đã không thể tiếp tục trụ lại ở Ukraina với một lực lượng đang bị quân Ukraina phản công dữ dội trên nhiều mặt trận và đã để mất nhiều vùng đất.

Để tăng viện cho lực lượng đang chịu nhiều thương vong, thời gian qua, chính quyền Moscow đã cố tuyển mộ thêm quân tình nguyện, hứa hẹn mức lương rất cao, thậm chí chiêu dụ cả các tù nhân với lời hứa trả tự do sớm. Nhưng dường như tốc độ tuyển tân binh không theo kịp với diễn tiến quá nhanh chóng trên chiến trường Ukraina. 

Cho tới nay, Moscow chưa dùng đến cụm từ "tổng động viên" là vì đối với họ, về mặt chính thức, nước Nga không có chiến tranh với Ukraina mà chỉ đang tiến hành một "chiến dịch quân sự đặc biệt" để "phi quân sự hóa" quốc gia láng giềng Ukraina và dẹp bỏ chế độ "phát xít" ở Kiev. 

Tổng thống Putin chỉ mới ra lệnh "động viên một phần". Nhưng "động viên một phần" có nghĩa là chính quyền chỉ có thể huy động lực lượng dự bị, tức là những người tình nguyện đăng lính (tổng cộng khoảng 2 triệu quân), chứ không thể huy động cả lính nghĩa vụ quân sự. Hiện nay, thanh niên Nga trong độ tuổi từ 18-27 vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự trong một năm.

Canh bạc của ông Putin - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Putin đang thực hiện canh bạc lớn nhất của đời mình.

Để dọn đường cho Tổng thống Putin huy động quân dự bị mà không cần ra lệnh "tổng động viên", Viện Duma (Hạ viện Nga) vừa thông qua một số điểm sửa đổi trong Bộ luật Hình sự, theo đó áp mức án tù từ 10-15 năm đối với những ai không trình diện khi nhận được lệnh động viên. 

Luật mới cũng dự tính những án tù nặng hơn đối với những quân nhân (cả chính quy và lính nghĩa vụ) đầu hàng kẻ thù, bất tuân thượng lệnh, đào ngũ hoặc có hành động cướp phá.

Theo chuyên gia về Nga Carole Grimaud-Potter, lần cuối cùng Moskva có những biện pháp cứng rắn như vậy là trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, dưới thời Stalin. Nhưng để lệnh động viên "hấp dẫn" hơn, sắc lệnh vừa được Tổng thống Putin ký ban hành có ghi rõ rằng lính được huy động cho chiến trường Ukraina sẽ hưởng quy chế và mức lương như lính chính quy.

Tổng thống Putin cho biết lệnh "động viên một phần" được ban hành nhằm hỗ trợ các cuộc trưng cầu ý dân ở các vùng Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporijia từ ngày 23-29/9. 

Việc tổ chức trưng cầu ý dân để sáp nhập một số vùng lãnh thổ Ukraina vào Nga cũng là một bước ngoặt đáng lo ngại trong cuộc chiến Ukraina, vì Điện Kremlin có thể lấy cớ quân Ukraina "tấn công" các vùng lãnh thổ của Nga để chính thức tuyên chiến với Ukraina

Canh bạc của ông Putin - Ảnh 2.

Các sĩ quan cảnh sát Moscow đã bắt giữ một phụ nữ vào hôm thứ Tư trong cuộc biểu tình phản đối việc huy động 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraina. Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt trên toàn quốc.

Mặt khác, mọi mối đe dọa tấn công trên bộ đối với các lãnh thổ đó sẽ bị xem là mối đe dọa đối với sự tồn tại của nước Nga, và trong trường hợp này Moskva sẽ có toàn quyền sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Ukraina và cả phương Tây, những nước đang yểm trợ Kiev về quân sự và tài chính. 

Ông Putin đã gián tiếp đe dọa như vậy khi tuyên bố "sẽ sử dụng mọi phương tiện có trong tay" để bảo vệ đất nước và người dân Nga.

Trong khi đó, Andrei Kortunov, Tổng Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế (RSMD) thuộc Hội đồng Nga (RSMD), cho biết Nga đang tìm cách kết thúc cuộc xung đột ở Ukraina, nhưng không phải với bất kỳ điều kiện nào và bằng bất cứ giá nào. 

Ông Kortunov nêu rõ "quan điểm này đã được Tổng thống Putin đưa ra" trong những sự kiện gần đây. Đặc biệt "trong cuộc gặp với Thủ thướng Ấn Độ Narendra Modi (bên lề Hội nghị thưởng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhóm họp ở Samarkand, Uzbekistan) rằng Nga muốn hoàn thành 'chiến dịch quân sự đặc biệt' càng sớm càng tốt. 

Nhưng đồng thời, trong một cuộc họp báo ở Samarkand, Putin cũng tuyên bố Nga không vội vàng". Theo chuyên gia Kortunov, tuyên bố này chỉ ra họ muốn kết thúc, nhưng không phải với bất kỳ điều kiện nào và bằng bất cứ giá nào. Do đó, tôi nghĩ rằng nhiều điều sẽ phụ thuộc vào phía Ukraina, thiện chí của họ để đi đến một thỏa thuận. 

Cho đến nay vẫn chưa thấy thiện chí đó". Thay vào đó, chúng ta có thể thấy sự cực đoan trong ngôn từ từ phía Ukraina. Họ đã nói về việc lấy lại Donbass và Crimea, điều mà Moscow không coi là cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo. "Do đó, có một mong muốn nhưng không có nhiều điều kiện để đạt được một số loại thỏa thuận".

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: Sputnik/RFI)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement