Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các công ty Trung Quốc liệu có thành công khi hướng ra thị trường nước ngoài?

Kinh tế thế giới

13/07/2022 13:54

Một số thương hiệu tiêu dùng của Trung Quốc đang tìm kiếm sự phát triển ở nước ngoài, tại các thị trường như Mỹ và Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc các công ty này có thành công hay không vẫn còn là một dấu hỏi.

Điển hình là Miniso, một thương hiệu đồ chơi và hàng gia dụng có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông. Đôi khi được gọi là Muji của Trung Quốc, Miniso đã mở một cửa hàng đầu tiên của mình tại khu SoHo nằm ở thành phố New York (Mỹ) vào tháng 2 vừa qua.

"Tổng giá trị hàng hóa của cửa hàng đạt khoảng 500.000 USD/ tháng, có khả năng con số này sẽ tăng lên 1 triệu USD/ tháng vào tháng 12 sắp tới", người sáng lập kiêm CEO Jack Ye nói với CNBC vào cuối tháng 6.

Tốc độ tăng trưởng trong nước trì trệ, Trung Quốc có xu hướng vươn ra Mỹ và Châu Á - Ảnh 1.

Miniso đã mở cửa hàng hàng đầu đầu tiên tại SoHo của thành phố New York vào tháng 2/2022.

Quan trọng hơn, ông nói rằng đối với các cửa hàng điều hành trực tiếp tại Hoa Kỳ, tỷ suất lợi nhuận gộp của Miniso cao hơn 50%.

"Nếu chúng tôi có thể có được một chỗ đứng vững chắc ở đây và tạo ra một công việc kinh doanh tốt, chúng tôi sẽ có thể phát triển được ở Hoa Kỳ", Ye nói và cho biết thêm rằng mục tiêu của Miniso là trở thành nhà bán lẻ có giá một sản phẩm "10 USD trở xuống" đầu tiên trên toàn thế giới.

Các cửa hàng Miniso bắt đầu mọc lên ở Trung Quốc đại lục gần 10 năm trước và việc mở rộng ra nước ngoài chỉ bắt đầu từ năm 2015 tại Singapore. Tính đến tháng 3, công ty cho biết 37% trong số 5.113 cửa hàng của họ là ở nước ngoài.

Tăng trưởng nhanh hơn bên ngoài Trung Quốc

Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Miniso chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm trong đại dịch Covid-19. Hơn 2/3 doanh thu của hãng vẫn đến từ Trung Quốc. Nhưng trong vài tháng qua, dữ liệu cho thấy sự gia tăng tương đối nhanh chóng trên phạm vi quốc tế, do những tác động khác nhau của đại dịch.

Trong 9 tháng, tính đến ngày 31/3, công ty cho biết, doanh thu tại Trung Quốc của họ đã tăng 11% so với cùng kỳ lên 5,91 tỷ nhân dân tệ, tăng 48% ở nước ngoài lên 1,86 tỷ nhân dân tệ.

Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc đã bị tụt lại kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu vào năm 2020. Theo các cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, xu hướng tiết kiệm thay vì chi tiêu hoặc đầu tư của người dân địa phương đã tăng lên mức cao nhất trong 20 năm qua.

Tốc độ tăng trưởng trong nước trì trệ, Trung Quốc có xu hướng vươn ra Mỹ và Châu Á - Ảnh 2.

Doanh số bán hàng của các thương hiệu Trung Quốc phát triển tốt ở nước ngoài hơn so với trong nước.

Charlie Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu người tiêu dùng tại China Renaissance cho biết: "Các công ty Trung Quốc mở rộng ra thị trường nước ngoài sẽ là một xu hướng lớn trong tương lai. Trung Quốc thực sự đã bước vào giai đoạn tương đối giàu có với GDP bình quân đầu người tương đối cao".

Ông chỉ ra rằng đối với các sản phẩm như máy điều hòa không khí, tỷ lệ thâm nhập của các hộ gia đình nông thôn là 73,8% vào năm 2020 - và thậm chí cao hơn ở mức 149,6% ở khu vực thành thị. Và China Renaissance, tỷ lệ đó là cao và nhu cầu trong nước đối với những mặt hàng gia dụng có thời hạn sử dụng lâu trong nước gần như bão hòa.

 Trong khi đó ở Đông Nam Á, máy điều hòa không khí có tỷ lệ sử dụng trong gia đình chỉ là 15%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Các công ty thiết bị gia dụng Midea, Hisense và Haier Smart Home đã lấn sân sang các thị trường bên ngoài Trung Quốc trong vài năm qua. Haier thậm chí còn mua lại đơn vị thiết bị của General Electric với giá 5,4 tỷ USD vào năm 2016. Mục tiêu của Hisense là đến năm 2025, thị trường nước ngoài sẽ tạo ra một nửa của tổng số doanh thu.

Các công ty này đang phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài, nếu không muốn nói là nhanh hơn ở Trung Quốc.

"Chắc chắn nếu các công ty Trung Quốc muốn thâm nhập thị trường nước ngoài, họ cần xây dựng thương hiệu của mình, cần chiến đấu với các đối thủ hiện tại. Chi phí sẽ không thấp, ban đầu họ sẽ không có lợi nhuận nhưng họ vẫn nên đầu tư", Chen nói.

Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài, họ có thể cạnh tranh với các thương hiệu có sẵn của nước bạn bằng giá bán thấp hơn do họ sở hữu hoặc làm việc trực tiếp với các nhà máy ở Trung Quốc. Điều đó đã giúp các công ty như Shein trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng trong nước trì trệ, Trung Quốc có xu hướng vươn ra Mỹ và Châu Á - Ảnh 3.

Hiện tại Shein còn có giá hơn so với H&M và Zara.

Tương tự, Mr. Ye giám đốc điều hành của Miniso cho biết chiến lược của ông ở Mỹ là kết hợp mạng lưới chuỗi cung ứng của công ty ở Trung Quốc với công việc của các nhà thiết kế ở New York - để thời gian các sản phẩm có thể từ thiết kế lên kệ hàng trong khoảng ba tháng.

"Quá trình đó có thể mất sáu tháng hoặc thậm chí một năm nếu công ty thiết kế cần tìm nhà máy của riêng mình", Ye tuyên bố.

Ông chia sẻ thêm: "Ở nước ngoài, những gì chúng tôi thiếu hiện nay là những ý tưởng thiết kế phù hợp với người dân địa phương". Ông cho biết Miniso có kế hoạch mở trung tâm phát triển sản phẩm Bắc Mỹ vào cuối năm nay và đang tìm kiếm không gian văn phòng tại New York.

Những thách thức về văn hóa bản địa

Các công ty Trung Quốc khác đã thúc đẩy việc mở rộng ra nước ngoài bất chấp các hạn chế đi lại của dịch Covid-19.

Ant Group, chi nhánh fintech của Alibaba, đã thông báo vào tháng 6 rằng họ đã thành lập một ngân hàng bán buôn kỹ thuật số ở Singapore sau khi nhận được sự chấp thuận của Cơ quan tiền tệ Singapore.

Cũng trong tháng 6, công ty đồ chơi Pop Mart niêm yết tại Hồng Kông đã thử nghiệm thâm nhập thị trường Mỹ bằng cách mở địa điểm tạm thời đầu tiên gần Los Angeles. 

Giống như Miniso, các cửa hàng Pop Mart đã trở nên phổ biến ở các trung tâm thương mại Trung Quốc. Thậm chí còn có một cửa hàng Pop Mart tại Universal Beijing Resort.

Vẫn còn phải xem liệu sự tăng trưởng ở nước ngoài gần đây có kéo dài cho các công ty Trung Quốc đó hay không.

Vì lý do kinh doanh hoặc địa chính trị, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã không tìm thấy thành công ở nước ngoài. Hãy xem xét thất bại của ZTE trong việc mở rộng kinh doanh điện thoại thông minh ở Mỹ sau các lệnh trừng phạt của nước này.

Các công ty thành công rực rỡ như công ty video ngắn TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, đã phải chịu áp lực của chính phủ Mỹ về những vấn đề bảo mật dữ liệu.

Đó là chưa kể đến thách thức cố hữu trong việc trở thành một tổ chức quốc tế hiệu quả. Một báo cáo của CNBC về các công ty công nghệ Trung Quốc cho thấy văn hóa kinh doanh họ thường không được người bản địa khuyến khích.

Nhưng dù là ô tô điện hay thiết bị gia dụng, các cuộc trò chuyện với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đều cho thấy một tham vọng sâu xa nhưng cũng khá mơ hồ - đó là trở thành một công ty toàn cầu.

(Lượt dịch từ CNBC)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement