Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Tài chính thanh tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp

05/05/2023 16:43

Chiều 5/5, Bộ Tài chính cho biết đã thu thập hồ sơ, tài liệu, phân tích, đánh giá 5 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc kế hoạch thanh tra năm 2023, đồng thời xử lý 350 đơn đề tố cáo liên quan đến hoạt động bancassurance.

Sau thời gian nhận được các thông tin và các đơn thư phản ánh, khiếu nại của người dân liên quan đến bảo hiểm, Bộ Tài chính mới đây thông tin về tình hình quản lý, giám sát các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.

Cụ thể, Bộ này đã thu thập hồ sơ, tài liệu, phân tích, đánh giá 5 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc kế hoạch thanh tra năm 2023 theo kế hoạch đã được Bộ phê duyệt. Việc thanh tra sẽ được đẩy mạnh trong quý 2, quý 3 năm nay. 

Đồng thời, Bộ xây dựng phương án phối hợp với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước để thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Bộ Tài chính thanh tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2022 đang được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Bộ cho biết đến ngày 25/4 nhận được 192 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại và 299 kiến nghị, phản ánh qua email về bán sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng. 350 đơn đề tố cáo liên quan đến hoạt động bán chéo sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) được Bộ phân loại, xử lý.

Thanh tra Bộ đã chủ trì buổi tiếp dân với sự tham gia của đại diện Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm làm việc với 5 công dân đại diện cho nhóm người đến Bộ Tài chính.

Năm nay, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng cao về hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bộ cũng đảm bảo đường dây nóng hoạt động thông suốt, tiếp nhận kịp thời các kiến nghị, phản ánh và có giải đáp phù hợp cho người dân liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Song song đó, cơ quan này tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát tổng thể quy trình nghiệp vụ gồm quy trình đào tạo đại lý, quy trình khai thác, thẩm định hợp đồng và giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đảm bảo việc triển khai thực hiện theo đúng quy trình và quy định pháp luật có liên quan. Các doanh nghiệp giải đáp, xử lý dứt điểm, kịp thời phản ánh hoặc thắc mắc của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm, theo Dân trí.

Tại buổi làm việc với báo chí ngày 24/4, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng cũng nhấn mạnh giai đoạn vừa qua là đợt khủng hoảng lớn nhất ngành BHNT về mặt niềm tin kể từ khi thị trường được hình thành vào năm 1996.

Lũy kế đến hết tháng 3, cả thị trường có khoảng 13,69 triệu hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận 730.000 đại lý bảo hiểm chính thức, gồm cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó, bancassurance đang là kênh mang về nguồn thu lớn. Riêng năm 2022 đã có 995.400 hợp đồng BHNT được phân phối qua kênh liên kết với ngân hàng, chiếm 46% doanh số khai thác mới, theo Zing.

Trước những ảnh hưởng nặng nề, ông Dũng tin rằng doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển nếu không có sự điều chỉnh. Doanh nghiệp trong đó cần đảm bảo quy trình, nghiệp vụ và tăng cường đào tạo đại lý.

Về phía cơ quan quản lý, gần đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, làm rõ phản ánh về tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.

"NHNN phải có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng", Phó thủ tướng chỉ đạo.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement