25/12/2023 13:05
Biden và Netanyahu: Ai sẽ 'rớt đài' trước?
Qua đó thành lập một chính phủ theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái "ôn hòa hơn", chấp nhận "giải pháp hai nhà nước", coi đây là lựa chọn khả thi nhất cho việc chấm dứt cuộc xung đột có bề dày lịch sử này.
Lời kêu gọi của Mỹ được thúc đẩy bởi mối quan tâm đến lợi ích của Israel, đặc biệt vì ông Biden là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Israel khi nước này đang tham gia vào cuộc chiến chống lại người Palestine.
Bất chấp sự ủng hộ vững chắc của Mỹ dành cho chính phủ Israel kể từ khi bắt đầu Chiến dịch Người bảo vệ Bức tường (the Operation Guardian of the Walls), Netanyahu vẫn chỉ trích Mỹ về tội ác và vi phạm nhân quyền ở Đức, Nhật Bản và các quốc gia khác.
Điều quan trọng là những bất đồng giữa Mỹ và Israel hiện đã lộ rõ, mặc dù nhiều người đã thừa nhận rằng chúng vốn đã hiện diện trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của Biden. Mối quan hệ của Biden với Netanyahu có lẽ là đang ở trong giai đoạn tồi tệ nhất do các chính sách cực đoan của Netanyahu và việc nhà lãnh đạo Israel khăng khăng theo đuổi cải cách tư pháp bất chấp sự chỉ trích của Mỹ vì lo ngại chúng sẽ đặt ra thách thức đối với "hệ thống dân chủ ở Israel".
Sự ủng hộ tuyệt đối của Mỹ dành cho Israel trong Chiến dịch Người bảo vệ Bức tường không phải vì lợi ích của Mỹ, mà đó là vì lợi ích cá nhân của Tổng thống Biden và đảng của ông cho cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, điều này phải gắn liền với yếu tố thời gian và đảm bảo chiến tranh không lan rộng sang các nước khác.
Sự ủng hộ này nhất thiết phải dựa trên niềm tin của Biden về tầm quan trọng của Israel với tư cách là cánh tay đắc lực của Mỹ trong khu vực, vốn được sử dụng để thực hiện chiến lược của Washington ở Trung Đông.
Chiến lược này dựa trên 3 trụ cột. Thứ nhất là an ninh dầu mỏ, an ninh đường thủy quốc tế (các tuyến đường thương mại) và an ninh của Israel. Tuy nhiên, an ninh của Israel giờ đã trở thành quá khứ sau Chiến dịch Người bảo vệ Bức tường.
Thứ hai là các tuyến đường thương mại đang bị đe dọa bởi hành động của nhóm Houthi ở Yemen, lực lượng đang thể hiện quan điểm chống lại những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái cũng như những ai ủng hộ họ.
Cuối cùng là an ninh dầu mỏ cũng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào do khả năng đóng cửa tuyến đường thương mại này. Tất cả những điều trên đồng nghĩa với sự thất bại nặng nề trong chiến lược của Mỹ ở Trung Đông.
Điều này cùng với việc Israel chưa đạt được các mục tiêu to lớn mà nước này đặt ra khi cuộc xung đột bắt đầu khiến cho việc nói về khả năng sắp kết thúc của cuộc chiến là điều viển vông. Thất bại của Israel sẽ được "thần thánh hóa" và Thủ tướng cũng như các quan chức chính phủ sẽ phải có trách nhiệm giải trình. Điều này buộc họ phải tìm cách tiếp tục cuộc chiến, thậm chí là mở rộng hơn nữa nếu có thể.
Liệu Biden có thành công trong việc gây áp lực lên Netanyahu?
Trong lịch sử, các tổng thống của Đảng Dân chủ thường thiên về "giải pháp hai nhà nước", nhưng họ không thể gây áp lực buộc các chính phủ Israel phải chấp nhận điều này.
Đây chủ yếu là do nhu cầu và sự phụ thuộc của các tổng thống Mỹ vào sự hỗ trợ từ vận động hành lang của những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (có tổ chức và ảnh hưởng trong việc hình thành thái độ của cử tri Mỹ). Những người Do thái kiểm soát các đòn bẩy quan trọng trên truyền thông Mỹ và họ có những đóng góp tài chính quan trọng cho các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
Mặc dù Mỹ là nước ủng hộ lớn nhất cho Israel, nhưng lại không thể gây áp lực lên Israel, như đã được chứng minh qua một số chính quyền. Khi Tổng thống Clinton cố gắng gây áp lực buộc Israel phải chấp nhận ý tưởng về "giải pháp hai nhà nước", nhóm vận động hành lang của những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã có thể gạt ông ra ngoài do vụ bê bối "Monica", vốn tượng trưng cho cuộc đời chính trị của Clinton.
Khi Obama cố gắng gây áp lực với Israel, ông đã gặp phải phản ứng quyết liệt của Netanyahu, lúc đó đã là Thủ tướng Israel. Ông Netanyahu đã nhận lời mời từ Quốc hội Mỹ và có bài phát biểu tại đó nhưng lại không đến gặp Tổng thống Obama.
Hiện nay, chúng ta đang được chứng kiến một chính phủ theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái cực đoan đang kêu gọi khôi phục "phẩm giá của Israel" và đập tan phong trào Hamas, lực lượng mà họ cho rằng không thể cùng tồn tại trong tương lai.
Lời kêu gọi này nhận được sự ủng hộ của hầu hết những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và điều này dường như sẽ hạn chế khả năng của Biden trong việc buộc Netanyahu dừng chiến tranh. Áp lực của Mỹ xuất phát từ sự hiểu biết về tình hình nguy hiểm trong khu vực, nơi đang chứng kiến quá trình xáo trộn với những kết quả khó lường.
Các vụ thảm sát liên tục chống lại người Palestine đang khiến Israel bị quốc tế cô lập. Điều này được thể hiện qua kết quả cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về một nghị quyết kêu gọi Israel chấm dứt cuộc chiến ở Gaza, trong đó 153/193 quốc gia ủng hộ và chỉ có 10 quốc gia phản đối, bao gồm Israel, Mỹ, Áo, Cộng hòa Séc, Guatemala, Liberia, Micronesia, Nauru, Papua New Guinea và Paraguay.
Do đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết với đa số 153 thành viên ủng hộ, 10 phiếu chống và 23 phiếu trắng. Nghị quyết trước đó được Đại hội đồng thảo luận ngày 27/10 cũng đã nhận được đa số 120 phiếu, cho thấy sự thay đổi trong lập trường quốc tế đối với cuộc chiến.
Ưu tiên Israel của Mỹ
Bất chấp sự hỗ trợ của Mỹ cho cả Ukraine và Đài Loan, phù hợp với chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế cả Nga và Trung Quốc, Mỹ vẫn chưa điều hạm đội đến Ukraine để ngăn chặn Nga hoặc tới Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, khi nói đến Israel, trong lịch sử, sự hiện diện quân sự của Washington là mạnh mẽ nhất ở khu vực Trung Đông, phản ánh tầm quan trọng đặc biệt của quốc gia này đối với Mỹ.
Việc tiếp tục cuộc chiến với một kết quả không thể đoán trước được đã dẫn đến những mối đe dọa không chỉ chống lại Tổng thống Biden và đảng của ông mà còn làm hoen ố "danh tiếng của nước Mỹ". Đây là danh tiếng của một quốc gia từ lâu đã được cho là "hình mẫu" cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác và là nền tảng của quyền lực mềm, đã biến "giấc mơ Mỹ" thành hiện thực trong nhiều thập kỷ.
Kết thúc chiến tranh đã trở thành con đường tất yếu duy nhất để bảo tồn những gì còn sót lại trong uy tín của Mỹ. Kết thúc chiến tranh đồng nghĩa với việc Israel thất bại và tham gia đàm phán với Hamas. Nhóm này đã nêu rõ các điều kiện của mình, chủ yếu là thả toàn bộ tù nhân Palestine để đổi lấy việc thả những người định cư Israel (tất cả vì tất cả).
Thất bại của Israel sẽ kéo theo việc buộc Thủ tướng Netanyahu và các quan chức chính phủ của ông phải chịu trách nhiệm. Điều này khiến Netanyahu khó có thể chấp nhận yêu cầu của Mỹ và làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu thầm lặng giữa hai nước.
Cuộc nói chuyện của người Mỹ về vai trò của Netanyahu trong việc làm suy yếu xã hội theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và chia rẽ nó thông qua các cải cách tư pháp, sự liên kết của ông với phe cực hữu trong chính phủ của mình và sự gián đoạn của ông đối với thể chế quân sự theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, cùng với các cáo buộc khác cho thấy Mỹ đang tìm cách lật đổ ông, coi đây là một giải pháp để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza.
Có vẻ như mọi chuyện không còn nằm trong tay Biden cũng như chính phủ của ông, bởi các thế lực ngầm ở Mỹ phải ưu tiên lợi ích của Mỹ hơn lợi ích của Biden và đảng của ông, thậm chí hơn cả lợi ích của Israel nếu cần thiết.
Mối quan tâm của tất cả các bên hiện nay nằm ở việc loại bỏ quyền lực của Netanyahu. Tuy nhiên, Netanyahu sẽ không tiếc công sức để tự bảo vệ mình, dựa vào vận động hành lang của những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái ở Mỹ.
Liệu hoạt động vận động hành lang này có thành công trong việc tạo ra một cuộc khủng hoảng cho Biden, thậm chí khiến ông không thể hoàn thành phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, đặc biệt khi ông không có nền tảng vững chắc khi đang phải đối mặt với nhiều bê bối và nghi ngờ xung quanh ông và con trai Hunter?
Câu hỏi hiện nay là: Ai sẽ rời bỏ vị trí của mình trước tiên, Netanyahu bị đánh bại và chùn bước, hay Biden với quan điểm căm ghét những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và luôn kiên định rằng sự ủng hộ đối với Israel sẽ đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ?
(Nguồn: TTXVN/moderndiplomacy)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement