Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ba nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới

16/06/2024 15:49

Mặc dù kinh tế toàn cầu đang trên đà ổn định, song điều này không đồng nghĩa với việc những thách thức không còn.

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên mức 2,6%, tăng so với dự báo 2,4% trước đó. Nhưng WB cảnh báo rằng đà tăng trưởng sẽ không đồng đều hoặc không giống như mức độ đã thấy trước đại dịch COVID-19.

Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của WB, nhận định bốn năm sau những biến động do đại dịch, xung đột, lạm phát và thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần ổn định, song mức tăng trưởng đang ở mức thấp hơn so với trước năm 2020. Triển vọng của các nền kinh tế nghèo nhất thế giới thậm chí còn đáng lo ngại hơn.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, WB cho biết mô hình hợp tác quốc tế vốn cho phép các nước nghèo nhất thu hẹp khoảng cách với các nước giàu nhất đã bị rạn nứt. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã tránh được suy thoái nhưng nó vẫn ổn định ở mức thấp hơn so với những năm trước khi đại dịch bắt đầu.

Theo ông Gill, các nhà hoạch định chính sách có lý do để ăn mừng "sự hạ cánh nhẹ nhàng" bất chấp lãi suất toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ những năm 1980. Song, tốc độ tăng trưởng vẫn còn quá chậm. Nếu không có sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn và sự phối hợp các chính sách thúc đẩy sự thịnh vượng chung, thế giới có thể bị mắc kẹt trong làn đường chậm chạp.

Dưới đây là ba nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu mà WB nêu ra.

Ba nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu- Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg

Lãi suất cao

WB dự báo lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 3,5% trong năm nay và 2,9% vào năm tới nhưng giảm với tốc độ chậm hơn so với dự kiến sáu tháng trước. Theo WB, lãi suất toàn cầu có thể sẽ ở mức trung bình 4% trong năm 2025 và 2026, gần gấp đôi mức trung bình của hai thập kỷ trước đại dịch.

Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Canada đã cắt giảm lãi suất cơ bản trong những tuần gần đây. Song, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa có động thái tương tự, khi tiếp tục giữ nguyên lãi suất lần thứ bảy liên tiếp tại cuộc họp kết thúc ngày 12/6.

Fed cũng cắt giảm dự báo số lần hạ lãi suất trong năm nay từ ba xuống còn một. Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận những tiến bộ đạt được trong kiềm chế lạm phát song nhấn mạnh ngân hàng trung ương này cần thấy lạm phát gần hơn với mục tiêu 2% trước khi nới lỏng chính sách tiền tệ.

Ông Ayhan Kose, Phó chuyên gia kinh tế trưởng của WB, cảnh báo môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài có nghĩa là điều kiện tài chính toàn cầu sẽ thắt chặt hơn và tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển yếu hơn nhiều.

Căng thẳng địa chính trị

WB đánh giá nguy cơ lan rộng từ xung đột Nga-Ukraina cũng như xung đột tại Trung Đông có thể hạn chế tăng trưởng toàn cầu bằng cách đẩy giá dầu và chi phí vận chuyển tăng cao.

Giá dầu đã giảm kể từ đợt tăng đột biến ban đầu từ cả hai cuộc xung đột, với giá dầu thô giao dịch kỳ hạn tế ổn định quanh mốc 82 USD/thùng. Tuy nhiên, các cuộc tấn công vào tàu container trên Biển Đỏ, một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất thế giới đã làm tăng chi phí và dẫn đến sự chậm trễ trong vận chuyển.

Theo báo cáo của WB, xung đột leo thang cũng có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu, đồng thời làm gia tăng lo ngại rủi ro, đè nặng lên nhu cầu và tăng trưởng.

Ba nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu- Ảnh 2.

Người dân hôm thứ Năm cho biết xe tăng của Israel đã tiến sâu hơn vào khu vực phía tây Rafah, giữa một trong những đêm bị oanh tạc tồi tệ nhất từ trên không, trên bộ và trên biển, buộc nhiều gia đình phải rời bỏ nhà cửa và lều trại của họ trong bóng tối. Ảnh: Reuters

Các cuộc bầu cử

Rủi ro cũng xuất phát từ một số thay đổi có thể xảy ra trong vai trò lãnh đạo chính phủ trong năm nay. Các cuộc bầu cử quan trọng đã hoặc sắp diễn ra ở Ấn Độ, Mexico, Mỹ, Pháp và Anh, cùng hàng chục quốc gia khác.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gia tăng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tháng trước, Trung Quốc cho biết họ kiên quyết phản đối mức thuế mới của Mỹ đối với xe điện và các sản phẩm khác của Trung Quốc trị giá 18 tỷ USD, đồng thời cảnh báo rằng các rào cản thương mại sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai siêu cường kinh tế.

Tiếp sau đó, Ủy ban châu Âu mới đây cho biết, EU sẽ tạm thời áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 7 tới. Động thái tiếp tục vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh.

Báo cáo của WB lưu ý bất ổn gia tăng liên quan đến chính sách thương mại và tiềm năng áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại hơn có thể ảnh hưởng đến triển vọng thương mại và hoạt động kinh tế.

Trong một báo cáo, WB cảnh báo rằng một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ đang khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại và cản trở các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Theo WB, 80% dân số thế giới, hơn 6 tỷ người, đang sống ở các quốc gia nơi tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn trong ba năm tới so với thập kỷ trước khi bùng phát dịch COVID-19.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement