Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể 'hạ cánh mềm' trong năm 2024, nhưng còn nỗi lo lạm phát

Kinh tế thế giới

12/01/2024 09:03

Kinh tế toàn cầu có thể “hạ cánh mềm” trong năm 2024, song lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất. Đây là dự báo của các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong bối cảnh sự bấp bênh của nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm hiện tại đã giảm xuống đáng kể so với cách đây một năm bất chấp những cơn gió ngược.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm thứ Năm (11/1) rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ vẫn "kiên cường" trong năm nay sau năm 2023 mạnh hơn dự kiến, nhưng cần phải nỗ lực để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng toàn cầu lên trên mức 3% trong trung hạn.

Người phát ngôn của IMF Julie Kozack phát biểu trong một cuộc họp báo rằng nền kinh tế toàn cầu dường như đang hướng tới một cuộc "hạ cánh mềm" với lạm phát giảm và thị trường lao động phục hồi, nhưng các nước thu nhập thấp vẫn có thể tụt lại phía sau.

IMF sẽ trình bày Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) cập nhật tại Nam Phi vào ngày 30/1.

Ngân hàng Thế giới hôm 28/1 đã đưa ra triển vọng ảm đạm cho năm 2024, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp xuống còn 2,4%, điều này sẽ khiến mục tiêu giảm nghèo gặp rủi ro.

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể 'hạ cánh mềm' trong năm 2024, nhưng còn nỗi lo lạm phát- Ảnh 1.

Theo IMF, nền kinh tế toàn cầu vẫn 'kiên cường' nhưng tăng trưởng quá chậm vào năm 2024.

Bà Kozack cho biết những dự báo về suy thoái kinh tế ở nhiều khu vực phổ biến cách đây một năm đã không thành hiện thực vào năm 2023,

"Vì vậy, cho đến nay, chúng ta đã có một nền kinh tế toàn cầu tương đối kiên cường. Chúng tôi kỳ vọng khả năng phục hồi đó sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024", bà Kozack, đồng thời lưu ý rằng lạm phát đang giảm.

Nhưng tin tức này "không phải hoàn toàn tốt" vì mức tăng trưởng gần đây và ngắn hạn khoảng 3%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình toàn cầu trước đó là khoảng 3,8%.

Theo bà Kozack: "Vì vậy, chúng tôi có việc phải làm để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là trong trung hạn", đồng thời cho biết thêm rằng tình hình hiện tại cho thấy sự cần thiết phải có những chính sách và cải cách đúng đắn để có thể nâng cao năng suất.

Khi được hỏi liệu khả năng phục hồi kinh tế vào năm 2024 có lan rộng ra ngoài Mỹ hay không, bà Kozack cho biết có sự khác biệt về vận mệnh giữa các quốc gia và khu vực, với nguy cơ các nước thu nhập thấp có thể bị tụt lại phía sau.

Bà nói: "Các quốc gia thu nhập thấp đang gặp khó khăn nhất trong việc phục hồi sau một loạt cú sốc, bao gồm đại dịch, cú sốc giá lương thực và giá dầu", các nước thành viên dễ bị tổn thương

(Nguồn: Reuters)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement