Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bà Liz Truss có phải là lãnh đạo chính phủ có thời gian tại vị ngắn nhất ở châu Âu?

Nhân sự

22/10/2022 12:28

Thủ tướng Anh Liz Truss đã từ chức chỉ sau 45 ngày nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, bà không đơn độc bởi tại châu Âu, có rất nhiều lãnh đạo chính phủ cũng có thời gian tại vị khá ngắn.
news

Bà chỉ mới chính thức tiếp quản sau Boris Johnson vào ngày 6/9, nhưng sau một thời gian đưa ra các quyết sách hỗn loạn khiến các chỉ số kinh tế tụt dốc và điều này đã khiến cho sự dòm ngó của giới truyền thông tăng cao khiến nhiều quan chức trong chính quyền từ chức. Đó là chưa kể đến các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỉ lệ ủng hộ đảng Bảo thủ của bà tụt dốc trong khi Đảng Lao động đối lập tăng mạnh.

Trước những áp lực đó, cuối cùng, bà Truss đã tuyên bố từ chức.

Như vậy, bà Truss chính thức là Thủ tướng tại vị ngắn nhất của Anh từ trước đến nay, đánh bại George Canning, người đã làm Thủ tướng trong 118 ngày cho đến khi ông qua đời vào những năm 1820.

Tuy nhiên, bà Truss không phải là người duy nhất ở châu Âu có thời gian tại vị ngắn, trước bà còn có rất nhiều người và dưới đây là tổng hợp một danh sách (không đầy đủ) các chính trị gia chỉ phục vụ 200 ngày trở xuống (trong vòng 50 năm trở lại đây), không bao gồm những người đảm nhiệm chức vụ tạm thời.

Montenegro: Dritan Abazović - 176 ngày nhưng vẫn đang tạm quyền lãnh đạo 

Abazović là người gần đây nhất trong số các thủ tướng châu Âu, bị mất ghế sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của quốc hội vào ngày 20/8 nhưng ông vẫn tại vị cho đến thời điểm này.

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 1.

Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic phát biểu tại phiên họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại trụ sở Liên hợp quốc, thứ Sáu, ngày 23/9/2022. Jason DeCrow/ AP

Lãnh đạo của đảng URA xanh tự do này lên nhậm chức sau khi chính phủ trước đó bị sụp đổ vào tháng 4 khiến các đồng minh chính trị rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Liên minh của chính ông Abazović gồm các đảng phái thiểu số và thân châu Âu đã tan rã sau khi ông ký thỏa thuận về tài sản gây tranh cãi với Nhà thờ Chính thống Serb vào đầu tháng 8, làm dấy lên phản đối ngay lập tức của phe đối lập khi truyền thông địa phương đưa tin hợp đồng được ký trong bí mật.

Thủ tướng mới của Montenegro vẫn chưa được nêu tên.

Bỉ: Paul Vanden Boeynant - 165 ngày

Paul Vanden Boeyants từng hai lần giữ chức thủ tướng Bỉ: lần đầu tiên trong hai năm vào những năm 1960 và sau đó chỉ trong 165 ngày từ ngày 20/10/1978 đến ngày 3/3/1979.

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 2.

Tập tin hình ngày 27/3/1999, của cựu Thủ tướng Paul Van den Boeyaries HERWIG VERGULT / AFP

Sau thời gian làm Thủ tướng, Vanden Boeyants đã có một cuộc sống đầy màu sắc trong và ngoài chính trị. Ông ta nhận án tù treo 3 năm vào những năm 1980 sau khi bị kết tội gian lận thuế.

Sau đó, vào năm 1989, ông ta dường như bị một băng nhóm tội phạm bắt làm con tin trong một tháng và đòi khoản tiền chuộc là 30 triệu franc Bỉ (khoảng 30 triệu euro).

Vanden Boeynant rời chính trường hoàn toàn vào giữa những năm 1990. Ông mất năm 1991 vì bệnh viêm phổi sau khi phẫu thuật tim.

Estonia: Andres Tarand - 161 ngày

Giữ chức thủ tướng Estonia chỉ trong 161 ngày, Andreas Tarand là nhà lãnh đạo có thời gian tại vị ngắn nhất của quốc gia Baltic cho đến nay, ông tại vị từ ngày 8/11/1994 đến ngày 17/4/1995.

Là một nhà môi trường học lâu năm, Tarand đã học về khí hậu tại trường đại học và là Bộ trưởng Môi trường của Estonia trong hai chính phủ khác nhau.

Tarand sau đó được bầu vào Nghị viện Châu Âu và làm thành viên nghị viện (MEP) từ năm 2004 đến năm 2005.

Pháp: Bernard Cazeneuve - 161 ngày

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 3.

Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve. Nguồn: Remy de la Mauviniere/ AP

Thủ tướng Cộng hòa  Pháp Bernard Cazeneuve đã nhậm chức chỉ trong 5 tháng 4 ngày từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017.

Ông được Tổng thống Hollande bổ nhiệm vào vị trí này sau khi người tiền nhiệm của ông phát động chiến dịch tranh cử tổng thống, và ông Cazeneuve từ chức vào cuối nhiệm kỳ của Hollande khi Emmanuel Macron lên làm Tổng thống Pháp.

Kosovo: Albin Kurti - 121 ngày

Ông Albin Kurti là người lãnh đạo các cuộc biểu tình và lãnh đạo của đảng đối lập chính ở Kosovo. Ông trở thành Thủ tướng nước này vào tháng 2/2020 sau nhiều tháng đàm phán với các đối tác liên minh.

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 4.

Albin Kurti, lãnh đạo đảng chính trị Vetevendosje (Quyền tự quyết), nói chuyện trong cuộc phỏng vấn với The Associated Press ở Pristina, ngày 8/10/2019. Nguồn: Visar Kryeziu / AP

Cựu Tổng thống Trump khi đó rất muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề chính trị khó giải quyết giữa Kosovo và Serbia, và ông Kurti chính là người cản đường ông Trump.

Điều đáng nói là, khi chính phủ được ông Trump hậu thuẫn sụp đổ vài tháng sau đó, ông Kurti đã tái đắc cử bằng một chiến thắng vang dội.

Albania: Fatos Nano - 103 ngày

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 5.

Lãnh đạo phe đối lập người Albania Fatos Nano, bên trái, thuộc Đảng Xã hội, giơ tay chào chiến thắng. Nguồn: HEKTOR PUSTINA / AP

Fatos Nano xuất thân trong một gia đình nổi tiếng ở Albania và ông ta đã leo lên cao trong Đảng Công nhân Albania.

Cuối cùng, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng của một chính phủ chuyển tiếp và được giao nhiệm vụ tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ hậu chiến tranh lạnh đầu tiên vào năm 1991.

Đảng của ông đã thắng trong cuộc bầu cử và ông trở thành Thủ tướng. Tuy nhiên, một cuộc tổng đình công do các công đoàn độc lập tổ chức đã buộc ông phải từ chức vài tuần sau đó, vào tháng 6/1991, sau tổng cộng 3 tháng 13 ngày cầm quyền.

Ông tái đắc cử thủ tướng trong hai nhiệm kỳ bổ sung, vào năm 1997 và năm 2002.

Ý: Amintore Fanfani - 102 ngày

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 6.

Tổng thống John Kennedy thăm cùng vị khách ăn trưa của ông, Thủ tướng Amintore Fanfani của Ý tại Nhà Trắng, ngày 12/6/1961. Nguồn: Byron Rollins / 1961 AP

Amintore Fanfani đã làm thủ tướng Ý tổng cộng sáu lần. Lần đầu tiên chỉ trong 22 ngày vào những năm 1950.

Ông làm Thủ tướng Chính phủ từ ngày 18/4 đến ngày 29/7/1987, khoảng thời gian 102 ngày.

Fanfani bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong Đảng Phát xít Quốc gia của Mussolini và viết về tầm nhìn của mình đối với một châu Âu. Ông cấm người Do Thái ở Ý giữ các công việc trong chính phủ hoặc học viện, và sau khi Mussolini bị giết, ông đã chạy trốn đến Thụy Sĩ cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Khi trở lại chính trường, ông trở thành đảng viên đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và lãnh đạo 6 chính phủ khác nhau trong những năm 1950, 1960 và 1980 và vẫn hoạt động chính trị, giữ các vai trò cấp cao trong Thượng viện Ý cho đến giữa những năm 1990.

Ông mất năm 1999, thọ 91 tuổi.

Romania: Mihai Răzvan Ungureanu - 89 ngày

Mihai Răzvan Ungureanu được bổ nhiệm làm thủ tướng Romania vào tháng 2/2012 trong nỗ lực ổn định đất nước trong bối cảnh khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 7.

Cựu Thủ tướng Romania Mihai Razvan Ungureanu, tháng 5/ 2012. Nguồn: Vadim Ghirda / AP

Ungureanu đã được Tổng thống Romania và là trụ cột bảo thủ, Traian Băsescu, hỗ trợ.

Động thái của ông Băsescu bị một số người cho là bản sao của việc Tổng thống Nga Boris Yeltsin đề bạt Vladimir Putin, nhưng Ungureanu và Putin thực tế không có điểm chung nào, và cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Romania đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi liên minh lớn của đất nước vào đầu tháng 5 cùng năm.

Ungureanu vẫn hoạt động tích cực trong chính trường Romania, với tư cách là thành viên quốc hội trong những năm tiếp theo.

Phần Lan: Anneli Jäätteenmäki - 69 ngày

Anneli Jääteenmäki là nữ thủ tướng đầu tiên của Phần Lan, trong thời gian ngắn, từ ngày 17/4 đến ngày 24/6/2003.

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 8.

Cựu Thủ tướng Phần Lan Anneli Jaatteenmaki ngồi trong phòng xử án, khi phiên tòa xét xử vụ bê bối 'rò rỉ Iraq' tiếp tục diễn ra ở Helsinki, Phần Lan, Thứ Sáu ngày 5/3/2004. VILLE MYLLYNEN / STR / AP

Bà đã lãnh đạo đảng của mình giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2003 nhưng bị lôi kéo vào một vụ bê bối khi những câu hỏi nghiêm trọng được đặt ra về cách bà có được một số tài liệu bí mật của Bộ Ngoại giao về cuộc chiến tranh Iraq, cái mà bà đã sử dụng trong chiến dịch tranh cử của mình để làm mất uy tín của các đối thủ.

Jäätteenmäki khẳng định ai đó đã gửi cho bà ấy các tài liệu qua fax, bà không yêu cầu và bà không biết chúng nhạy cảm đến mức nào. 

Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của Anneli Jääteenmäki không kết thúc ở đó. Bà tiếp tục trở thành MEP tại Brussels từ 2001-2019.

Bulgaria: Andrey Lukanov - 22 ngày

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 9.

Andrey Lukanov (C), thành viên lãnh đạo của cánh cải cách của Đảng Cộng sản Bulgaria nhận hoa vào ngày 12/6/1990 trong một cuộc họp ở Sofia. AFP

Mặc dù quốc gia Balkan này không xa lạ với những biến động chính trị, đã có bốn cuộc tổng tuyển cử và bốn Thủ tướng trong 18 tháng, tuy nhiên, ông Andrey Lukanov giữ kỷ lục dành ít thời gian nhất với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Bulgaria nhất.

Khi ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu suy yếu, một số nước Đông Âu đứng trước ngã ba đường, bao gồm cả Bulgaria.

Lukanov từng là thủ tướng cuối cùng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Bulgaria, và khi đất nước bắt đầu chuyển đổi sang nền dân chủ kiểu phương Tây sau cuộc bầu cử đa đảng, ông đã giữ vai trò này cho đến ngày 7/12/1990.

Bất chấp lời đề nghị thành lập chính phủ liên minh của ông với phe đối lập, nó đã bị từ chối với lý do Lukanov, một cựu chính trị gia trung thành với đảng Cộng sản và được xếp hạng cao phải chịu trách nhiệm về nền kinh tế suy thoái.

Cuối cùng, ông bị buộc phải rời khỏi văn phòng bởi các cuộc biểu tình quy mô lớn và một cuộc tổng đình công.

Lukanov bị ám sát năm 1996 bên ngoài căn hộ Sofia của mình. Động cơ thực sự của vụ ám sát ông ta vẫn chưa rõ ràng, trong khi thủ phạm vẫn còn chưa bị bắt.

Croatia: Josip Manolić - 22 ngày

Thời gian ngắn ngủi của Josip Manolić với tư cách là thủ Tướng Croatia diễn ra vào thời điểm rất hỗn loạn khi Croatia tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư vào ngày 25/6/1991, châm ngòi cho một cuộc chiến với các sắc tộc Serb trong nước, được sự hậu thuẫn của Belgrade và tàn dư của Quân đội Nhân dân Nam Tư.

Manolić mặc nhiên trở thành Thủ tướng đầu tiên của đất nước mới độc lập, tiếp tục giữ vai trò Thủ tướng của Croatia trong Nam Tư, vị trí mà ông đảm nhận vào tháng 8/1990.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Franjo Tuđman ký Hiệp định Brijuni vào tháng 7/1991, tiếp tục cắt đứt quan hệ của đất nước với các nước cộng hòa Nam Tư khác, Manolić được thay thế bởi Franjo Gregorić, được Tuđman giao nhiệm vụ lãnh đạo một chính phủ liên minh lớn được gọi là Chính phủ Thống nhất Quốc gia.

Manolić, cựu lãnh đạo cơ quan an ninh Nam Tư, OZNA, và là thành viên của Đảng kháng chiến chống phát xít trong Thế chiến thứ hai, là một trong những người sáng lập quan trọng của đảng trung hữu dân tộc Croat, HDZ, và được coi là người đàn ông quyền lực thứ hai ở Croatia lúc bấy giờ sau Tuđman.

Manolić, người tròn 100 tuổi vào tháng 3/2020, là một trong những cựu Thủ tướng lâu đời nhất trên thế giới.

Lithuania: Albertas Šimėnas - 3 ngày

Được biết đến là một trong những người ký kết Đạo luật Tái lập Nhà nước Litva vào tháng 3/1990, tuyên bố nền độc lập của Litva khỏi Liên bang Xô viết, Šimėnas trở thành Thủ tướng của nước vùng Baltic này vào ngày 10/1/1991 sau khi chính phủ trước đó từ chức do tình hình kinh tế bất ổn.

Tuy nhiên, Šimėnas biến mất ba ngày sau đó, sau khi quân đội Liên Xô tiến vào thủ đô Vilnius và bao vây các tòa nhà quan trọng trong thành phố, nơi sau này được gọi là Sự kiện tháng Giêng.

Khi Šimėnas không được tìm thấy giữa tình trạng hỗn loạn, Gediminas Vagnorius,  đã tổ chức một phiên họp khẩn cấp và tiếp quản quyền lực.

Šimėnas xuất hiện trở lại vào ngày 14/1, gia nhập chính phủ của Vagnorius với tư cách là bộ trưởng kinh tế cho đến khi chính phủ đó sụp đổ vào tháng 7/1992.

Thụy Điển: Magdalena Andersson - 7,5 giờ

Những nhà lãnh đạo ngắn hạn của châu Âu là ai? - Ảnh 10.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu trong một cuộc mít tinh bầu cử tại Celsiustorget, Uppsala, Thụy Điển, Thứ Tư, ngày 7/9/2022. Pontus Lundahl / AP

Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển Magdalena Andersson chỉ tại vị kéo dài bảy tiếng rưỡi đồng hồ.

Vào tháng 11/2021, sau nhiều ngày đàm phán, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Andersson đã có thể thành lập một chính phủ thiểu số với sự hỗ trợ của hai đảng nhỏ hơn.

Sau khi quốc hội bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm của mình, bà Magdalena Andersson đã trình bày một kế hoạch ngân sách mới cho đất nước, nhưng một trong các bên đã rút lại sự ủng hộ, và bà ấy đã từ chức chỉ bảy tiếng rưỡi sau khi nhận việc.

Vài ngày sau, vấn đề ngân sách đã được đưa trở lại bàn bạc, được sửa đổi và thông qua, và Andersson một lần nữa được bầu làm thủ tướng Thụy Điển, một vai trò mà bà tiếp tục cho đến khi bị thay thế vào tháng 10/2022 sau cuộc tổng tuyển cử.

(Nguồn: Euro News)

THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ