Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ảo tưởng 'phi USD hóa'

Vàng - Ngoại tệ

24/04/2023 11:26

Kể từ khi xảy ra cuộc chiến Nga-Ukraina và sự tăng trưởng ồ ạt về cung tiền mặt cũng như tài sản của Fed trong những năm gần đây, đã có rất nhiều câu chuyện và bài phát biểu ca ngợi ưu điểm của việc "phi USD hóa".
news

Đồng USD đang hấp hối?

Gần đây nhất là vào tuần trước, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva kêu gọi thiết lập một đồng tiền chung của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Ông nói: "Mỗi đêm tôi đều tự hỏi tại sao tất cả các quốc gia phải tiến hành các giao dịch của họ dựa trên đồng USD". 

Trước đó vài ngày, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố không có lý do gì để đất nước của ông tiếp tục phụ thuộc vào đồng USD. Theo các số liệu được công bố vào ngày 3/4, trong tháng 2, đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.

Những sự kiện này đã làm tăng thêm cảm giác rằng đồng USD của Mỹ đang mất dần vị thế. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc và tình trạng phân cực địa chính trị tiếp tục diễn ra, có cảm nhận rõ ràng là đồng CNY có thể tạo ra mối đe dọa đối với sự thống trị của đồng USD. Các quốc gia từng phụ thuộc vào đồng USD thì hiện nay có thể tiến hành giao dịch bằng các loại tiền tệ khác vì lý do thương mại, hoặc thậm chí là chính trị nếu họ bất mãn với Washington. 

Tháng 3 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc và TotalEnergies của Pháp đã tiến hành thỏa thuận năng lượng đầu tiên được thanh toán bằng đồng CNY thông qua việc bán 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ngay cả Saudi Arabia trong năm qua cũng đã nói bóng gió rằng nước này có thể bắt đầu tiến hành các hoạt động giao dịch dầu mỏ bằng đồng CNY thay cho đồng USD.

Đồng CNY bị kìm hãm

Nhưng trên thực tế, mặc dù việc sử dụng đồng CNY có khả năng tiếp tục được gia tăng trong một số hoạt động thương mại và tài chính, nhưng quá trình quốc tế hóa đồng CNY vẫn bị kìm hãm bởi các biện pháp kiểm soát vốn, thiếu khả năng chuyển đổi tài khoản vốn cũng như tự do hóa lĩnh vực tài chính. Do đó, vẫn chưa có thách thức thực sự nào đối với đồng USD trong tương lai gần.

Một số thống kê có thể giúp làm rõ quan điểm này. Theo Financial Times, tỷ lệ tài trợ thương mại của đồng CNY đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi Nga tấn công Ukraina. Tỷ lệ tài trợ thương mại của đồng tiền này trên hệ thống tài chính và thanh toán quốc tế SWIFT đã tăng từ dưới 2% vào tháng 2/2022 lên 4,5% vào tháng 2/2023, một tốc độ tăng trưởng đáng kể. 

Tuy nhiên, bản đồ tăng trưởng này được thể hiện rõ trong giai đoạn mà chính Nga đã bị loại khỏi SWIFT. Nga vốn đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đã chuyển hướng sang Trung Quốc để mở rộng các hoạt động xuất khẩu của mình. Do không thể giao dịch bằng đồng Ruble nên Nga đã chuyển sang dùng đồng CNY.

Không những vậy, theo SWIFT, tỷ lệ tài trợ thương mại toàn cầu của đồng CNY vẫn ở mức nhỏ so với 6% của đồng tiền chung châu Âu (Euro) và hơn 84% của đồng USD. Trung Quốc là quốc gia ghi nhận giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, nhưng điều đáng chú ý là đồng CNY chiếm một phần nhỏ trong tài trợ thương mại. 

Đây là lý do cho thấy những khó khăn trong việc quốc tế hóa đồng CNY và đồng USD tiếp tục vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Ngoài đồng CNY, không có "đối thủ" thực sự nào khác trong cạnh tranh sự thống trị của đồng USD. Đối thủ cạnh tranh gần nhất sẽ là đồng Euro, nhưng đây là đồng tiền của một nhóm gồm 20 quốc gia với các chính sách tài khóa, nợ và thị trường chứng khoán khác nhau đã phải chịu một cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng cách đây hơn một thập kỷ. 

Có rất ít khả năng đồng Euro sẽ sớm được coi là đồng tiền khả thi thay thế đồng USD. Và nếu điều đó đúng với đồng Euro, hãy tưởng tượng nó sẽ càng đúng hơn đối với đồng tiền BRICS – một ý tưởng hão huyền về cố hợp nhất các nền kinh tế rộng rãi khác nhau thành một liên minh tiền tệ với rất ít sự thống nhất về tài chính hoặc chính trị.

Ảo tưởng 'phi USD hóa' - Ảnh 2.

Thay thế bằng những đồng tiền phi pháp định thì sao? Những người ủng hộ tiền điện tử sẽ ca ngợi về lợi ích của tiền điện tử như Bitcoin và lý do tại sao chúng nên được coi là phương tiện dự trữ giá trị tốt hơn so với đồng USD. 

Nhưng Bitcoin, hầu như không được sử dụng làm phương tiện trao đổi, đã ghi nhận giá trị của nó tính theo đồng USD giảm 75% từ cuối năm 2021 đến cuối năm 2022 trước khi phục hồi lại vào tháng 4/2023. Loại tiền này dường như khó có thể được coi là một loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi, đáng tin cậy hoặc có giá trị mà các nhà tài chính, doanh nghiệp và chính phủ sẽ sử dụng trong các giao dịch của mình.

Tất cả những điều đó nói lên rằng sự thống trị của đồng USD sẽ tiếp tục diễn ra. Để đồng USD mất vị thế là tiền tệ dự trữ quốc tế, sẽ cần sự xuất hiện của một tiền tệ được giao dịch tự do và có thể chuyển đổi, được sử dụng rộng rãi và dễ dàng cho các hoạt động thương mại, dự trữ và tài chính, để thay thế đồng USD. Cuối cùng, đó có thể là đồng CNY, nhưng chắc chắn không phải vào thời điểm hiện nay.

Sự mất giá liên tục của đồng USD và sự tăng trưởng trong thương mại của Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến việc "đồng bạc xanh" mất đi một phần chứ không phải toàn bộ sức hấp dẫn của nó. 

Nhưng có ý kiến cho rằng đồng Petrodollars (đồng USD mà các nước mua dầu mỏ dùng để trả cho các nước xuất khẩu dầu) đã chết là điều xa vời bởi các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn như Saudi Arabia và UAE vẫn neo giữ đồng tiền của họ với đồng USD. Bất chấp sự phàn nàn, các quốc gia có thể sẽ sử dụng đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu trong nhiều năm tới.

(Nguồn: TTXVN/asiatimes)

GIA KIỆT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ