Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế châu Âu sẽ như thế nào sau khi euro lấy lại vị thế so với đồng USD?

Vàng - Ngoại tệ

12/02/2023 06:29

Đồng euro đã bị vùi dập vào năm 2022, giảm xuống dưới mức ngang bằng với đồng USD khi một cuộc khủng hoảng năng lượng bao trùm châu Âu.

Tuy nhiên, hiện đồng euro đã tăng trở lại, báo hiệu một tương lai tươi mới hơn trong cuộc chiến chống lạm phát của khu vực.

Đồng euro đã phục hồi phần lớn thiệt hại mà nó phải gánh chịu so với đồng USD do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraina dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Một euro hiện trị giá 1,07 USD, tăng khoảng 13% so với tháng 9 năm ngoái khi nó giảm xuống khoảng 0,95 USD, mức thấp nhất trong 20 năm.

Kinh tế châu Âu sẽ như thế nào sau khi euro lấy lại vị thế so với đồng USD? - Ảnh 1.

Biểu đồ cho thấy đồng euro đã lấy lại vị thế vốn có của mình.

Sự hồi sinh của đồng tiền được sử dụng bởi 20 quốc gia ở châu Âu đã được thúc đẩy bởi giá năng lượng giảm, làm giảm bớt lo ngại suy thoái kinh tế khu vực đồng euro.

Sự phục hồi của đồng euro cũng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát vốn đang hạ nhiệt.

"Những kỳ vọng của thị trường về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ở châu Âu chỉ ba tháng trước là quá cực đoan... quá nhiều nhà đầu cơ đang đặt cược vào một cuộc khủng hoảng thực sự tồi tệ ở châu Âu bắt nguồn từ cuộc chiến năng lượng ở Ukraina", Viraj Patel, nhà phân tích ngoại hối tại Vanda Research , nói với DW. "Điều đó đã không thành hiện thực theo cách đó".

Đồng euro có một năm đầy sóng gió

Đồng euro đã trải qua một năm 2022 đầy biến động khi cuộc chiến ở Ukraina xảy ra và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có.

Kinh tế châu Âu sẽ như thế nào sau khi euro lấy lại vị thế so với đồng USD? - Ảnh 2.

Giá tiêu dùng tăng cao khiến đồng euro có một năm đầy sóng gió.

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt lên mức kỷ lục, làm chệch hướng quá trình phục hồi kinh tế mong manh sau đại dịch của khu vực. Triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi, bao gồm lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao, khiến các nhà kinh tế dự báo về một cuộc suy thoái sâu sắc ở khu vực đồng euro, kéo đồng tiền này đi xuống.

Do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Moscow khiến khu vực đồng euro phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bất ổn kinh tế của khu vực đã nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. Điều đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư nương tựa vào đồng USD, coi đây là nơi trú ẩn an toàn. Đồng USD tăng vọt so với đồng euro từ đó.

Đồng euro cũng bị ảnh hưởng do sự miễn cưỡng ban đầu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất. Điều đó có nghĩa là lãi suất cơ bản trong khu vực đồng euro giảm xuống thấp hơn nhiều so với lãi suất ở Mỹ, nơi Fed đã thực hiện các đợt tăng mạnh. Lợi suất cao hơn ở Mỹ đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và điều đó cũng đã giúp thúc đẩy giá trị của đồng USD.

Andreas König, người đứng đầu bộ phận quản lý tiền tệ toàn cầu tại Amundi Asset Management, nói với DW: "Có một cảm giác trên thị trường rằng 'không có sự thay thế nào' đối với đồng USD và do đó nó đã mạnh lên".

Tại sao đồng euro tăng giá?

Sự tăng giá của đồng euro trong những tháng gần đây có liên quan nhiều đến mùa Đông ôn hòa hơn ở châu Âu. Thời tiết ấm hơn bình thường, được hỗ trợ bởi nỗ lực ấn tượng trong việc cắt giảm tiêu thụ khí đốt, không chỉ làm giảm bớt những lo ngại về thiếu điện và phân phối năng lượng mà còn kiềm chế giá khí đốt tự nhiên.

Tình hình năng lượng tốt hơn mong đợi đã làm sáng tỏ triển vọng cho các ngành công nghiệp của khu vực, cho thấy khu vực đồng euro có thể tránh được suy thoái kinh tế. Khu vực đồng euro đã công bố mức tăng trưởng bất ngờ về sản lượng trong quý IV năm 2022.

Đồng tiền chung euro cũng đang được hỗ trợ bởi lập trường diều hâu của ECB. Ngân hàng trung ương tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát vẫn ở mức cao, ngay cả khi các ngân hàng lớn trên trên thế giới như Fed vẫn chậm lại một chút.

Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng chuyên nghiên cứu về Đức và Áo tại ING, nói với DW: "Khi lãi suất ở châu Âu tăng nhanh hơn ở Mỹ, điều đó có lợi cho đồng euro và thu hút dòng vốn từ nơi khác đổ vào khu vực đồng euro".

Kinh tế châu Âu sẽ như thế nào sau khi euro lấy lại vị thế so với đồng USD? - Ảnh 3.

Đồng euro tăng cao có lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của châu Âu.

Đồng euro cũng đã tăng giá từ sự suy yếu chung của đồng USD. Đồng bạc xanh đã giảm giá so với một loạt các loại tiền tệ chính khác, bao gồm bảng Anh và đồng yên Nhật, trong những tháng gần đây khi áp lực lạm phát ở Mỹ giảm bớt giúp Fed có thêm dư địa để giảm bớt lập trường tiền tệ tích cực.

Đồng euro mạnh hơn tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Một đồng euro mạnh hơn sẽ giúp giảm lạm phát bằng cách làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn, giúp giảm bớt gánh nặng cho ECB. Các mặt hàng nhập khẩu như dầu khí và các hàng hóa khác hầu hết được tính bằng USD, vì vậy, khi đồng USD yếu đi, chúng trở nên rẻ hơn tính theo đồng euro.

Mặt khác, nó cũng sẽ làm cho xuất khẩu đắt hơn, ảnh hưởng đến tăng trưởng ở các nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức. Tuy nhiên, Brzeski cho biết đồng euro vẫn chưa đạt đến mức có thể gây rủi ro cho xuất khẩu của châu Âu.

"Tác động tiêu cực [của sự tăng giá của đồng euro] sẽ rất hạn chế", ông nói. "Ví dụ, nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc mở cửa trở lại vì hiện tại sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với hàng hóa châu Âu từ Trung Quốc, bất kể đồng tiền nào đang hoạt động mạnh".

Đối với du khách châu Âu đến Mỹ, đồng euro mạnh hơn có nghĩa là đồng tiền của họ sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với hồi tháng 9.

Triển vọng của đồng euro vẫn không chắc chắn do nền kinh tế châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Mối đe dọa về giá năng lượng cao hơn tiếp tục kéo dài, chiến tranh ở Ukraina vẫn đang hoành hành và một cuộc suy thoái vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn.

Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng đồng euro sẽ không tăng cao hơn nhiều so với mức hiện tại trong năm nay. König và Brzeski nhận thấy đồng euro dao động trong khoảng từ 1,05 USD đến 1,10 USD vào năm 2023.

(DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement