Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

An ninh sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm của TT Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản?

Kinh tế thế giới

20/05/2022 16:21

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đặt mục tiêu thúc đẩy quan hệ với các đồng minh Đông Á nhằm đối mặt với một Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân và một Trung Quốc ngày càng bành trướng.
news

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Seoul vào chiều tối nay, thứ Sáu (20/5), để hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong bối cảnh có những lo ngại Triều Tiên sẽ cố gắng làm lu mờ chuyến thăm bằng các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân.

TT Biden dự kiến sẽ có các cuộc thảo luận về tình hình an ninh ở khu vực Đông Bắc Á cũng như cách thức đối với các hành động khiêu khích của Triều Tiên; những thách thức ngày càng tăng của Trung Quốc và một hiệp định kinh tế khu vực mới.

Sau khi rời Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tới Tokyo vào Chủ nhật để thảo luận song phương với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và tham gia Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo nhóm "Đối thoại An ninh Tứ giác" hay còn gọi là Nhóm Bộ tứ (Quad) gồm: Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ.

Việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể sẽ chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Triều Tiên có thể thử tên lửa

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington hôm thứ Tư (19/5), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, Triều Tiên có khả năng sẽ thực hiện một vụ thử tên lửa tầm xa hoặc tên lửa hạt nhân bất cứ lúc nào trong vài ngày tới.

An ninh sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm của TT Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản? - Ảnh 1.

Các loại tên lửa hiện có của Triều Tiên.

"Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các trường hợp bất thường, bao gồm khả năng một vụ khiêu khích như vậy sẽ xảy ra khi chúng tôi đang ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản", ông Sullivan nói.

Triều Tiên đã phóng 16 tên lửa trong năm nay, một số vụ được thực hiện trong giai đoạn Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng Ba.

Các nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong Un sẽ tìm cách đe dọa Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc, và muốn giữ vị trí hàng đầu trong suy nghĩ của Tổng thống Mỹ.

Ahn Yinhay, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, cho biết: "An ninh khu vực sẽ là vấn đề chính khi ông Biden và ông Yoon Suk Yeol gặp nhau".

 "Có những lo ngại về khả năng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu họ quyết định thực hiện một vụ thử khi ông Biden đang ở Nhật Bản, để thể hiện sức mạnh. Ông Biden sẽ rất quan tâm đến việc cải thiện hợp tác giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản", Ahn Yinhay nói thêm.

Một hiệp định kinh tế khu vực sắp ra đời?

TT Biden cũng được cho là sẽ tìm kiếm một cuộc đối thoại với Triều Tiên và ông sẽ gặp cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Trong giai đoạn đầu của 5 năm cầm quyền, ông Moon đã xây dựng mối quan hệ hợp tác hợp lý với ông Kim Jong Un, bao gồm cả việc đứng ra làm trung gian cho hai cuộc hội nghị thượng đỉnh nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó.

Mối quan hệ đó đã nguội lạnh sau sự sụp đổ của hội nghị thượng đỉnh vào tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, nhưng TT Biden rõ ràng hy vọng rằng khi mãn nhiệm, ông Moon có thể khôi phục lại một số hình thức liên lạc với ông Kim Jong Un.

An ninh sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm của TT Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản? - Ảnh 3.

Triều Tiên được cho là sẽ thử tên lửa bất kỳ lúc nào trong vài ngày tới.

Một lĩnh vực thảo luận khác giữa ông Yoon và ông Biden sẽ là thương mại, với việc nhà lãnh đạo Hàn Quốc dự kiến sẽ thông báo rằng, Hàn Quốc sẽ là thành viên sáng lập của Hiệp ước Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương do Hoa Kỳ đề xuất. Đây một liên minh bao gồm các đối tác khu vực, nó được tạo để tăng cường chuỗi cung ứng, cải thiện cơ sở hạ tầng và các nỗ lực hỗ trợ hướng tới năng lượng sạch, khử cacbon và thương mại công bằng.

Hiệp ước được nhiều người coi là một nỗ lực tạo ra sự liên kết với các liên minh an ninh trong khu vực nhằm hạn chế các động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.

Nhật Bản cũng dự kiến sẽ nhấn mạnh sự ủng hộ của mình đối với hiệp ước này khi Biden đến Tokyo vào Chủ nhật, mặc dù Thủ tướng Kishida có một số lo ngại về sự chồng chéo của hiệp ước này với Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà Tokyo đã nỗ lực phát triển sau khi cựu TT Trump đưa Mỹ ra khỏi.

An ninh là mối quan tâm chính

"Lý do chính cho chuyến thăm của TT Biden đến khu vực là cuộc họp Bộ tứ ở Tokyo và đã có thông tin cho rằng tuyên, bố vào cuối cuộc đàm phán sẽ bao gồm cam kết ngăn chặn chung về mục tiêu bành trướng của Trung Quốc trong khu vực", James Brown, phó Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Tokyo của Đại học Temple.

An ninh sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm của TT Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản? - Ảnh 5.

Nhóm Quad vẫn chưa thống nhất trong vấn đề Nga.

"Cuộc chiến của Nga ở Ukraina đã thực sự làm nổi bật mối quan tâm của các quốc gia về Trung Quốc và cách các cường quốc có thể xét lại trước khi đưa ra những quyết định liều lĩnh", ông nói thêm.

Sự lo lắng ở Đông Bắc Á là Bắc Kinh có thể thực hiện một nỗ lực liều lĩnh để chiếm Đài Loan (Trung Quốc) bằng vũ lực, một cuộc xung đột có thể gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng lẫn vật chất và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng hỗn loạn.

"Tôi cũng mong Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Nhật Bản dưới chiếc ô hạt nhân và kêu gọi đảm bảo sự ổn định ở Đài Loan (Trung Quốc)", Brown nói thêm.

Bốn thành viên Bộ tứ Quad không ở trên cùng một "xuồng"?

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận trong Quad sẽ không thuận buồm xuôi gió. Trong khi Mỹ, Nhật Bản và Australia cam kết hỗ trợ đầy đủ cho Ukraina và đã áp đặt các biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với Nga, thì Ấn Độ đã không làm theo.

Thay vào đó, New Delhi đã tăng cường mua năng lượng của Nga. Mặc dù đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu vũ khí nhưng Ấn Độ vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào thiết bị quân sự của Nga.

"Có vẻ như Ấn Độ không cùng quan điểm với những nước khác khi nói đến Nga, nhưng tôi hy vọng các thành viên Nhóm Quad sẽ ghi nhận những rạn nứt và nhấn mạnh cam kết của họ đối với an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi tránh các bình luận cụ thể về Nga", Brown nói.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ