Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng: TT Biden muốn trấn an các nước trong khu vực?

Kinh tế thế giới

13/05/2022 11:20

Các nhà lãnh đạo từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Nhà Trắng vào thứ Năm (12/5 theo giờ Mỹ) trong bối cảnh Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy "cam kết gắn bó lâu dài" với khu vực này.
news

Lần đầu tiên sau 45 năm, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- ASEAN được tổ chức tại Nhà Trắng

Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo ASEAN được mời tới Nhà Trắng sau 45 năm. Lần cuối cùng các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia này đến thăm Hoa Kỳ là vào năm 2016, nhưng không phải gặp nhau tại Nhà Trắng.

Khi đó, Tổng thống Barack Obama tiếp những nhà lãnh đạo ASEAN tại trang trại Sunnylands ở California.

Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng: TT Biden muốn trấn an các nước trong khu vực?   - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ đón tiếp các lãnh d9a5o9 ASEAN tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, lần này, chỉ có 8 trong số 10 nhà lãnh đạo ASEAN đến Nhà Trắng.

Philippines đang trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo sau cuộc bầu cử trong tuần này để chọn Tổng thống mới, trong khi Thượng tướng Min Aung Hlaing, người đã lật đổ nhà lãnh đạo được bầu của Myanmar Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính năm 2021, đã bị cấm tham gia sự kiện này.

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết khi đề cập đến vấn đề Myanmar rằng, đã có các cuộc thảo luận về việc có nên để "một chiếc ghế trống nhằm phản ánh sự không hài lòng của chúng tôi với những gì đã diễn ra và hy vọng của chúng tôi về một con đường tốt hơn ở phía trước hay không".

TT Biden trải thảm đỏ dành cho lãnh đạo ASEAN

TT Biden đã trải thảm đỏ để đón tiếp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á - bao gồm cả Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người đã có dấu hiệu quay lưng với Mỹ trong thời gian gần đây. Ông Hunsen xuất hiện với vai trò là chủ tịch ASEAN đương nhiệm và ông đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Myanmar kể từ cuộc đảo chính tháng 2 năm 2021.

Lễ đón chính thức đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 12/5 tại Điện Capitol, nơi các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Sau đó, các lãnh đạo ASEAN sẽ gặp Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cũng như lãnh đạo doanh nghiệp lớn để thảo luận về hợp tác kinh tế sâu sắc hơn.

Vào buổi tối, các nhà lãnh đạo sẽ cùng Tổng thống Joe Biden dùng một "bữa tối thân mật" tại Nhà Trắng.

Sự kiện này là "cơ hội để lắng nghe các nhà lãnh đạo của khối này trình bày về nguyện vọng và hướng hợp tác với Hoa Kỳ", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết và nói thêm rằng, mỗi nhà lãnh đạo cũng sẽ có "thời gian riêng tư, nhanh chóng" với TT Biden.

Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng: TT Biden muốn trấn an các nước trong khu vực?   - Ảnh 2.

Tổng thống Biden sẽ có hai lần hội kiến với các lãnh đạo ASEAN.

Vào ngày 13/5, Phó Tổng thống Kamala Harris và Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ tổ chức bữa trưa và các cuộc thảo luận tập trung vào hợp tác hàng hải, khắc phục đại dịch và an ninh y tế. Vấn đề khí hậu cũng sẽ có trong chương trình nghị sự.

Sau đó, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp TT Biden lần thứ hai.

Hãng tin Reuters dẫn lời cựu quan chức ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan nói tại Trung tâm Stimson hôm thứ Hai rằng: "Cuộc gặp là một thông điệp".

Vấn đề Myanmar sẽ được thảo luận tại cuộc gặp

Myanmar là thành viên của ASEAN kể từ năm 1997, khi nước này vẫn do quân đội nắm quyền.

ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào nội bộ nước khác, đã có đường lối ít cứng rắn hơn một chút đối với các tướng lĩnh thực hiện cuộc đảo chính hiện tại.

Tướng Min Aung Hlaing đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 4 năm 2021, khi kết thúc cái gọi là 'đồng thuận năm điểm' đã được thống nhất để vạch ra cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng do quân đội gây ra.

Nhưng các tướng lĩnh Myanmar đã không đáp ứng bất kỳ cam kết nào, trong đó có "đối thoại mang tính xây dựng" với "tất cả các bên" để chấm dứt tình trạng hỗn loạn và chấm dứt bạo lực "ngay lập tức".

Khoảng 1.833 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính và hơn 13.500 người bị bắt, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, cơ quan đang theo dõi tình hình.

Bạo lực dường như đã gia tăng kể từ khi thỏa thuận được ký kết với các cuộc tấn công ngày càng nhiều vào dân thường và quân đội gia tăng giao tranh với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số. Một số chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết đất nước này hiện đang trong tình trạng nội chiến.

Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng: TT Biden muốn trấn an các nước trong khu vực?   - Ảnh 3.

Thủ tướng Hun Sen là lãnh đạo nước ngoài duy nhất thăm Myanmar kể từ khi đảo chính xảy ra.

Việc các tướng Myanmar không đáp ứng các sáng kiến ngoại giao của nhóm đã tạo ra sự chia rẽ trong ASEAN.

Một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như Malaysia, đang ủng hộ sự tham gia không chính thức với Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), chính quyền được thành lập bởi các thành viên của chính phủ dân cử bị quân đội buộc thôi nhiệm sở và những người ủng hộ dân chủ khác.

Những người khác, bao gồm cả Hun Sen của Campuchia, tiếp xúc một cách hạn chế với các tướng lĩnh. Nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Myanmar kể từ cuộc đảo chính và được chính quyền quân sự tại nước này đón tiếp trên thảm đỏ. Những người chỉ trích cho rằng chuyến thăm đã cho chế độ này một tính hợp pháp không đáng có.

Các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN tập trung để để thảo luận không chính thức vào sáng thứ Năm, trước thềm hội nghị thượng đỉnh chính.

Trong một tuyên bố, ngoại trưởng Malaysia nói rằng, ASEAN để NUG tham gia, và không cho phép quân đội "ra lệnh" ai được mời tham dự các cuộc họp. Ông cũng bày tỏ "rất tiếc" rằng chính quyền quân sự Myanmar đã không cho phép Noeleen Heyzer, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar, vào nước này.

Chiến lược xoay trục Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ

Ngoài cuộc khủng hoảng ở Myanmar, hội nghị sẽ tập trung thảo luận tình hình châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sự xuất hiện trong khu vực: từ Thái Bình Dương đến Biển Đông, nơi họ tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ khu vực bằng cái được gọi là "đường chín đoạn" không được quốc tế công nhận.

Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng: TT Biden muốn trấn an các nước trong khu vực?   - Ảnh 4.

Mỹ cam kết sự hiện diện lâu dài của mình tại châu Á - Thái Bình Dương.

Các quốc gia Đông Nam Á, một số quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trên biển, xem Mỹ như một bức tường thành chống lại Trung Quốc, đồng thời cố gắng tránh bị lôi kéo vào việc bị ảnh hưởng chính trị bởi một 'cường quốc' hoặc buộc phải lựa chọn.

"Mỹ ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên các quy định của ASEAN và tăng cường khả năng phục của khối này, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực chia rẽ, điều đã làm cho khối này nhiều lần trong việc đẩy lùi sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông", Brian Harding, một chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, đã viết trong một văn bản được công bố trước hội nghị thượng đỉnh.

Trong khi đó, Mỹ muốn trấn an ASEAN rằng họ vẫn hiện diện ở khu vực bất chấp diễn biến ở những nơi khác trên thế giới.

"Có những thách thức cơ bản trong dài hạn đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Và Hoa Kỳ cam kết đảm bảo rằng sự tham gia của chúng tôi trong khu vực là sâu rộng và sẽ được duy trì", theo một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ

Tình hình Ukraina xuất hiện trong cuộc họp

Mỹ cho biết họ mong đợi một "cuộc thảo luận rộng rãi" về Ukraina và Nga trong hội nghị thượng đỉnh.

Ngoại trừ Singapore, không có quốc gia Đông Nam Á nào tham gia các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đối với Moscow.

Các quốc gia Đông Nam Á có thể chứng tỏ tầm quan trọng về mặt ngoại giao trong tương lai khi Indonesia là Chủ tịch của G20 năm nay, trong khi Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Thái Lan sẽ tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Indonesia đã cho biết họ sẽ không làm mất lòng Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng dường như là có một sự thỏa hiệp khi nước này đã mở rộng lời mời tới Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ