Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ tranh cãi sau khi chính phủ 'quay xe' cấm xuất khẩu lúa mì

Đã có những tranh luận trong nước về lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ và nhiều người cho rằng giải pháp này không giúp hạ nhiệt giá cả trong nước như mong muốn của chính phủ.
news

Người nông dân chịu thiệt do lệnh cấm

Gần một thập kỷ trước, Harman Brar, năm nay 38 tuổi, đã từ bỏ công việc quản lý một cơ sở kinh doanh để trở về quê làm nông nghiệp. Sau nhiều năm bấp bênh, Brar, giống như hàng triệu nông dân trên khắp Ấn Độ, cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy giá hạt có dầu và ngũ cốc tăng vọt trong năm 2021 và nó vượt qua mức cao trước đó vào tháng 3 năm nay, sau khi Nga tấn công quân sự Ukraina.

Đối với Brar và các nông dân Ấn Độ, đây được xem là một cơ hội để bù đắp những mất mát trong quá khứ. Nhưng, vào tối muộn ngày 13/5, Thủ tướng Ấn Độ bất ngờ ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì để giảm giá nội địa và điều này đã khiến Brar cảm thấy hụt hẫng.

Người Ấn Độ tranh cãi sau khi chính phủ 'quay xe' cấm xuất khẩu lúa mì - Ảnh 1.

Nông dân là người bị thiệt thòi do lệnh cấm.

"Lợi ích của nông dân thường bị hy sinh để giữ giá tiêu dùng ở mức thấp", Brar nói qua điện thoại từ ngôi làng ở Sri Ganganagar thuộc bang Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ.

Khi giá lúa mì toàn cầu tăng vọt sau khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu, nông dân ở Ấn Độ đã bán số nông sản được thu hoạch trước đó của mình với giá cao hơn 10-15% so với mức giá hỗ trợ tối thiểu được chính phủ công bố. Thậm chí, nhiều người đã giữ sản phẩm của mình trong kho với hy vọng giá sẽ tăng hơn nữa trong những ngày tới.

Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai trên toàn cầu, đã xuất khẩu 8,2 triệu tấn trong một năm tính đến tháng 3 năm 2022 và đó là một kỷ lục. Chính phủ tuyên bố Ấn Độ có thể xuất khẩu từ 10 đến 15 triệu tấn trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3 năm 2023. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa đến 5 triệu tấn được ký hợp đồng xuất khẩu.

Sau lệnh cấm xuất khẩu đột ngột được công bố vào tối thứ Sáu, giá bán buôn trong nước đã giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với giá hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, giá toàn cầu đã tăng lên mức cao mới, với hợp đồng tương lai Chicago tăng 5,9%, mức tối đa cho phép, khi giao dịch vào thứ Hai (16/5).

Brar lập luận rằng: "Lệnh cấm xuất khẩu không phải là giải pháp duy nhất. Chính phủ có thể và vẫn có thể công bố một khoản tiền để giúp nông dân giữ lại các sản phẩm của mình và số tiền này có thể giữ giá tiêu dùng trong tầm kiểm soát". Cũng theo Brar, số tiền này giống như một khoản phí bảo hiểm trả cho nông dân, và cao hơn giá hỗ trợ do chính phủ quy định để nó phù hợp với giá thị trường.

Không chỉ người nông dân bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Các thương nhân nhỏ cung cấp cho các nhà xuất khẩu lớn đang phải chịu lỗ lớn sau khi thu mua lúa mì với giá cao và đã vận chuyển đến các cảng.

Một số nhà xuất khẩu đã từ chối lấy hàng theo hợp đồng và cho rằng đây là điều khoản bất khả kháng. Hiện tại, chỉ những hợp đồng xuất khẩu được hỗ trợ bằng thư tín dụng không hủy ngang từ các ngân hàng mới được miễn trừ lệnh cấm.

Người Ấn Độ tranh cãi sau khi chính phủ 'quay xe' cấm xuất khẩu lúa mì - Ảnh 3.

Ấn Độ ban đầu dự kiến xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn lúa mì trong năm nay.

Lệnh cấm này được đưa ra sau khi chính phủ không mua đủ lúa mì cho chương trình an ninh lương thực khổng lồ - khoảng 18 triệu tấn so với gần 44 triệu tấn của năm ngoái. Nguyên nhân phần lớn là do xuất khẩu tăng cao và thu hoạch thấp hơn sau tháng 3 do nắng nóng bất thường đã tác động đến sản lượng. Lạm phát lương thực gia tăng cũng khiến giá cả tăng vọt.

Vào tháng 4, giá thực phẩm tăng đã 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lạm phát bán lẻ nói chung leo lên mức cao nhất trong 8 năm. Giá lúa mì bán buôn tăng 10,7% trong tháng 4, duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số kể từ tháng 11 năm ngoái.

Ấn Độ "quay xe" vì tính toán sai năng suất?

Trước khi bất ngờ đưa ra lệnh cấm, Ấn Độ đã từng tuyên bố có thể cung cấp lương thực giúp thế giới ổn định an ninh lương thực.

Theo các chuyên gia cho biết, bước ngoặt trong chính sách của Ấn Độ có thể bắt nguồn từ những ước tính về cây trồng không chính xác, một điều mà nước này chưa bao giờ thừa nhận hoặc sửa chữa.

Ví dụ, vào giữa tháng Hai, vụ lúa mì được Bộ nông nghiệp ước tính đạt kỷ lục 111 triệu tấn, trước khi một đợt nắng nóng tàn phá vụ thu hoạch.

Vào đầu tháng 5, Bộ trưởng Lương thực cho biết quy mô năng suất của lúa mì có thể sẽ thấp hơn ở mức 105 triệu tấn. Vào ngày 19 tháng 5, Bộ Nông nghiệp đã điều chỉnh ước tính của mình lên 106,4 triệu tấn.

Sandeep Bansal, chủ một nhà máy xay bột ở Uttar Pradesh, bang trồng lúa mì lớn nhất ở Ấn Độ, cho biết ngay cả ước tính sản lượng mới nhất cũng khác xa so với thực tế.

"Chúng tôi cho rằng năng suất thấp hơn 95 triệu tấn. Khoảng cách lớn giữa ước tính chính thức và sản lượng thực tế đang hiển thị về giá cả và là lý do tại sao giá lúa mì không giảm sau khi xuất khẩu bị cấm", ông nói.

Người Ấn Độ tranh cãi sau khi chính phủ 'quay xe' cấm xuất khẩu lúa mì - Ảnh 5.

Một nông dân Ấn Độ trên cách đồng lúa mì của mình.

Để chắc chắn, lệnh cấm không phải là bước duy nhất mà Ấn Độ thực hiện để đảm bảo nguồn cung lúa mì và giữ giá nội địa trong tầm kiểm soát. Nó cũng giảm việc phân bổ lúa mì theo chương trình trợ cấp lương thực và thay thế một phần lúa mì bằng gạo dự trữ, vốn đang dư thừa.

Khoảng 11 triệu tấn lúa mì được tiết kiệm theo cách này có khả năng được sử dụng để hạ nhiệt giá thị trường sau này hoặc để xuất khẩu.

"Nhưng không dễ để người dân chuyển sang chế độ ăn uống khác. Nếu không có lúa mì được trợ giá, các gia đình có thể sẽ mua nó từ chợ, khiến giá tăng cao hơn", Bansal nói thêm.

Siraj Chaudhry, Giám đốc điều hành của National Commodities Management Services Ltd, công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra, buôn bán thực phẩm và các loại hàng hóa khác, cho biết. "Tất cả những cuộc nói chuyện về việc nuôi sống thế giới đã làm tăng thêm tình cảm nhưng nó đã bị phá vỡ bởi lệnh cấm xuất khẩu".

Ông nói thêm, Ấn Độ vẫn sẽ có nhiều bất ổn, từ nguồn cung toàn cầu eo hẹp đến giá năng lượng và phân bón tăng cao, tạo ra một luồng gió mới cho giá lương thực trong nước. Ông cảnh báo: "Và nếu giá dầu ăn tiếp tục ổn định, nhiều nông dân Ấn Độ có thể trồng hạt có dầu trong vụ mùa Đông thay vì lúa mì do lợi nhuận cao hơn và rủi ro chính sách thấp hơn".

Chính phủ Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ cho các nước

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu đang ở mức cao mới, với số lượng người bị ảnh hưởng tăng gấp đôi, từ 135 triệu người trước đại dịch lên 276 triệu người hiện nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói vào tháng 5.

"Không nên hạn chế xuất khẩu, và thặng dư phải được cung cấp cho những người cần nhất", ông nói.

Đó là nói dễ hơn làm. Ví dụ, quyết định cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ là một phần của làn sóng chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là sau khi cuộc chiến Ukraina bùng nổ.

Đơn cử như Trung Quốc, nước nà đã nhập khẩu lương thực trong hơn một năm qua, bên cạnh việc hạn chế xuất khẩu phân bón.

Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ vào tháng 4 để hạ nhiệt giá nội địa - nó đã được dỡ bỏ từ ngày 23 tháng 5.

Bị ảnh hưởng bởi hạn hán và lạm phát hoành hành, Argentina, nhà xuất khẩu dầu đậu nành và bột hàng đầu thế giới, đã tăng thuế xuất khẩu vào tháng 3.

Chaudhry nói: "Nếu mọi quốc gia bắt đầu áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, thương mại toàn cầu sẽ đi vào bế tắc. Nhưng Ấn Độ, bằng cách mở cửa cho xuất khẩu giữa các chính phủ với chính phủ, giờ đây có thể sử dụng ngoại giao lương thực để làm điều có lợi cho mình".

Vẫn có khả năng Ấn Độ có thể nới lỏng các hạn chế xuất khẩu của mình. Trong một cuộc phỏng vấn vào Chủ nhật, Bộ trưởng Thực phẩm và Thương mại Piyush Goyal nói với kênh tin tức India Today rằng, trong khi bước này là đảm bảo phân phối ngũ cốc công bằng cho các quốc gia có nhu cầu, thay vì cho phép các nhà đầu cơ thao túng thị trường, chính phủ đã "phản ứng" với việc thay đổi và Ấn Độ không phải là một "con khủng long" trong bất kỳ vấn đề nào.

"Chúng tôi khuyến khích các chính phủ trao đổi với chúng tôi và ở bất cứ đâu chúng tôi có thể, chúng tôi sẵn sàng và sẵn sàng hỗ trợ", ông nói thêm.

MINH NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ