Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

ADB: Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng tiền tệ

Phân tích

05/04/2023 08:51

Chính sách giảm lãi suất điều hành bất ngờ của NHNN khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Theo chuyên gia của Ngân hàng ADB, chính sách giảm lãi suất điều hành của NHNN mới đây đã bất ngờ khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngày 4/4, ngân hàng ADB đã công bố ấn bản "Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam".

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam phát biểu: "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp cân bằng những yếu tố bất lợi này và kinh tế dự báo tăng trưởng 6,5% vào năm 2023 và 6,8% vào năm 2024.

ADB: Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng tiền tệ - Ảnh 1.

Họp báo công bố dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam của ADB.

Theo ADB, chính sách giảm lãi suất điều hành bất ngờ khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ.

ADB đánh giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã hành động vì thị trường vốn căng thẳng đã khiến tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Trong khi đó, lạm phát giảm nhẹ và tình trạng bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây ở Mỹ được đánh giá là sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm bớt chính sách thắt chặt tiền tệ diều hâu, qua đó có khả năng làm giảm lạm phát do chi phí đẩy từ bên ngoài.

Đồng thời, áp lực duy trì tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gia tăng khi nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ. Những yếu tố này khiến Chính phủ vào ngày 7/3 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hành động để hỗ trợ thanh khoản và phục hồi kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất chiết khấu từ 4,5% xuống còn 3,5%, lãi suất qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ qua ngân hàng trung ương từ 7,0% xuống 6,0% và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên từ 5,5% xuống còn 5,0% - tất cả các điều chỉnh giảm lãi suất đều có hiệu lực từ ngày 15/3. Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,0%.

ADB: Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng tiền tệ - Ảnh 2.

ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 là 6,5% và 6,8% vào năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Phát biểu tại họp báo về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB cho rằng, NHNN đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 2 lần vào ngày 15/3 và ngày 3/4 vừa qua.

Chính sách giảm lãi suất điều hành bất ngờ của NHNN khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ.

"NHNN đã hành động vì thị trường vốn căng thẳng thời gian qua khiến tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư", ông Cường nói.

Ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt kế hoạch

Về tăng trưởng GDP năm 2023, ADB dự báo ở mức 6,5%, thấp hơn đáng kể so với năm 2022. Lạm phát duy trì ở ngưỡng 4,5%, tuy nhiên rất cần chú ý đến những yếu tố đến ba yếu tố đột phá.

Phải nói đầu tư công năm nay đặc biệt khác vì khối lượng 30 tỷ USD là rất lớn nhưng sẽ tạo đột phá rất mạnh, nếu giải ngân hết sẽ đạt tăng trưởng 1% GDP, còn nếu không đạt được theo kế hoạch thì dự báo tăng trưởng 6,5% rất khó.
Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB

Đột phá thứ nhất chính là đầu tư công, năm nay khối lượng đầu tư công rất lớn, đến năm 2023, theo kế hoạch Việt Nam sẽ cần phải giải ngân gần 30 tỷ USD đầu tư công, nếu giải ngân hết được Việt Nam sẽ có đột phá rất mạnh và đóng góp khoảng 1% tăng trưởng GDP. Còn nếu Việt Nam không đạt được kế hoạch đề ra thì mức tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó. ADB vẫn tin Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này.

ADB nhận định, việc chuyển hướng chính sách của Việt Nam vô cùng quan trọng. Trong 1 tháng vừa qua, Ngân hàng nhà nước (SBV) hạ lãi suất điều hành 2 lần, Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên tại châu Á chuyển hướng từ thắt chặt sang nới lỏng. Hỗ trợ tăng trưởng này sẽ là bước đột phá thứ 2 để Việt Nam đạt được tăng trưởng 6,5%. Xu thế hạ lãi suất của Việt Nam tuy nhiên vẫn nằm trong xu thế chung.

ADB: Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng tiền tệ - Ảnh 4.

Cụ thể, số liệu của ADB cho thấy trong quý 1/2023, trong châu Á có 35% chính sách tiền tệ là liên quan đến tăng lãi suất. Năm 2022, trong khi đó xu thế này là 53%. Còn với các NHTW khu vực châu Á, xu thế giữ nguyên chính sách tiền tệ là 45% thì đến năm 2023, xu thế giữ nguyên tăng lên đến hơn 60%. Sự chuyển hướng của chính sách tiền tệ trong khu vực châu Á rất rõ ràng, mức độ tăng lãi suất giảm đi, việc SBV điều chỉnh chính sách tiền tệ thuộc về xu thế đó và thậm chí còn đi trước một bước.

Lạm phát gần đây dù trong xu thế tăng nhưng nhìn chung vẫn tương đối giảm nhiệt, với dư địa lạm phát như vậy thì việc điều hướng chính sách tiền tệ hoàn toàn đứng đắn. Thông tư 16 của SBV cũng sẽ hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng.

Sự mở cửa của Trung Quốc sẽ mang đến những hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tất cả các lĩnh vực chủ đạo của Trung Quốc, từ công nghiệp cho đến dịch vụ đều tăng trưởng rất mạnh và sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trên 2 khía cạnh. Dịch vụ du lịch của Việt Nam nhờ yếu tố Trung Quốc tăng trưởng tốt sẽ giúp kéo theo nhiều ngành dịch vụ khác. Xuất nhập khẩu giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc sẽ tăng trưởng tốt hơn. Nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này, đặc biệt ngành nông nghiệp, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2023.

Theo dự báo của ADB, Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng 6,5% GDP, trong năm nay nhờ đầu tư công, chuyển hướng chính sách tiền tệ và tận dụng tốt cơ hội khi Trung Quốc mở cửa.

Theo Giám đốc ADB tại Việt Nam, việc cho phép nối lại các tour du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam từ ngày 15/3 đang đem đến nhiều cơ hội cho du lịch phát triển.

Ông Andrew Jeffries nhận định, nền kinh tế số hai thế giới mở cửa đã kéo theo du lịch toàn cầu tăng trưởng 20%. Trung Quốc lại là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, do đó Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự thay đổi này.

Thêm vào đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ mang lại lợi ích cho xuất, nhập khẩu và hoạt động thương mại của Việt Nam. Chuyên gia Nguyễn Minh Cường đánh giá, Trung Quốc có thể tạo ra nhu cầu đáng kể đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, vì quốc gia này tiếp nhận 45% lượng rau quả xuất khẩu từ Việt Nam.

Do đó, nếu tận dụng được cơ hội này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung trong năm 2023, bởi chỉ riêng ngành nông nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay.
GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement