Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

6 tháng 'sa lầy' của Nga ở Ukraina

Quân sự

23/08/2022 12:30

Nhìn lại tình hình chiến sự 6 tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào Ukraina, báo "Le Figaro" (Pháp) ngày 22/8 đăng bài viết với nội dung sau.
news

Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phát động một "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm "phi phát xít hóa" Ukraina. 6 tháng sau, cuộc chiến vẫn tiếp diễn với nhiều mặt trận bị sa lầy. Ngay cả mặt trận Kherson ở phía Nam, nơi quân đội Ukraina muốn đánh chiếm lại từ Nga, cũng thường xuyên diễn ra cảnh giằng co giữa 2 bên. 

Trong chuyến thăm Odessa vào cuối tuần trước, khi được hỏi về tương lai của Ukraina, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định rằng "tình hình đang rất khó khăn, trong đó mọi triển vọng hòa bình đều không rõ ràng".

Từ hơn 1 tháng trước, Bộ Tổng tham mưu Ukraina và truyền thông nước này liên tục nhắc đến một cuộc "phản công" ở khu vực Kherson. Thậm chí, cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina còn thông báo kế hoạch huy động "1 triệu người" để giành lại khu vực này ở miền Nam Ukraina - một trong những khu vực đầu tiên nằm dưới sự kiểm soát của Nga hồi đầu tháng 3/2022.

Nhìn lại 6 tháng Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraina - Ảnh 2.

Một công nhân đứng trên máy xúc trước một tòa nhà chung cư bị phá hủy, đang được phá dỡ, trong quá trình xung đột Ukraina - Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol ngày 21/8.

Bộ trưởng Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm cũng cho biết "có một trận chiến lớn sắp xảy ra". Ukraina quyết giành lại quyền kiểm soát ở Kherson, ngăn chặn Moskva hình thành một hành lang dẫn đến Bán đảo Crimea. 

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là những tuyên bố được lặp lại nhiều lần, và đến nay, Ukraina vẫn không có khả năng cụ thể hóa ý đồ trên. Trên thực tế, các cuộc tấn công của Ukraina chỉ là chiến lược từng bước nhỏ.

Bán đảo Crimea - khu vực cho đến nay vẫn "miễn nhiễm" với chiến tranh cho dù là nơi cất cánh của hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga - những ngày gần đây đã chứng kiến một loạt vụ nổ lớn phá hủy một số kho đạn dược. 

Quân đội Nga cho rằng đây là hậu quả của các "hành động phá hoại", nhưng không nêu tên bất kỳ đối tượng chịu trách nhiệm nào. Tờ "The New York Times" (Mỹ) dẫn lời một quan chức Ukraine cho biết những kẻ phá hoại thuộc một đơn vị quân đội tinh nhuệ của Ukraina hoạt động sau chiến tuyến của đối phương.

Ở miền Đông Ukraina, các tỉnh Donetsk và Luhansk - vốn được Moskva công nhận độc lập - đã gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Ngày 3/7, các lực lượng Nga tuyên bố đã giành quyền kiểm soát đối với Luhansk sau khi phá được các chốt chặn Sieverodonetsk và Lysychansk. 

Nga đang dồn sức tấn công phần còn lại của tỉnh Donetsk để chiếm toàn bộ vùng Donbass. Tại các thành phố đã chiếm được, Moskva thực hiện chính sách Nga hóa, đặc biệt là phổ biến đồng ruble và phát hành hộ chiếu Nga. Các cuộc trưng cầu dân ý cũng được lên kế hoạch để chính thức hóa việc sáp nhập vào Nga.

Tại Donetsk, các lực lượng Ukraina đang cố gắng giữ vững tiền tuyến, đặc biệt là ở Bakhmout bị Nga pháo kích không ngừng. Trước những dấu hiệu nguy cấp, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ngày 30/7 đã kêu gọi dân thường tại những khu vực còn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraina sơ tán.

Tuy nhiên, lời kêu gọi này dường như không có hiệu lực bất chấp cảnh báo của Kiev về một mùa Đông lạnh giá do hệ thống đường ống dẫn khí đốt bị phá hủy. Thành phố Bakhmout đã không có khí đốt trong một thời gian dài, trong khi hầu hết các địa phương lân cận không còn nước sạch hoặc điện.

Nhìn lại 6 tháng Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraina - Ảnh 5.

Một cậu bé nhìn ra cửa sổ của chuyến tàu đến Dnipro và Lviv trong nỗ lực sơ tán khỏi các khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở miền đông Ukraina, ngày 19/8.

Chiến sự ở Ukraina đã làm đảo lộn cán cân kinh tế của khu vực, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Các nước phương Tây cáo buộc Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí trả đũa các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga. 

Gazprom đã cắt giảm nguồn cung đối với các khách hàng châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Xuất khẩu khí đốt của Nga - vốn rất quan trọng đối với châu Âu - đang giảm dần, đặc biệt là sang Đức và Italy.

Đối với ngũ cốc, việc Nga phong tỏa Biển Đen đã khiến Ukraina không thể xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn được lưu trữ trong các kho chứa. Với một thỏa thuận được ký ngày 22/7 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và nhờ vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyến tàu đầu tiên chở 26.000 tấn ngô đã có thể rời cảng Odessa, giao thông đường biển đang dần hoạt động trở lại, nhưng tình hình vẫn còn rất mong manh và các tàu chở hàng có nguy cơ dính thủy lôi bất cứ lúc nào.

Đúng 6 tháng kể từ khi Nga phát động cuộc chiến, ngày 24/8, Ukraina sẽ kỷ niệm ngày độc lập từ Liên Xô. Trong một phát biểu trên truyền hình ngày 20/8, Tổng thống Zelensky cảnh báo Nga có thể tăng cường bắn phá Ukraina vào tuần tới. 

Mykhailo Podoliak, một cố vấn của tổng thống Ukraina, dự đoán rằng Nga có thể tăng cường oanh tạc vào các thành phố của Ukraina trong hai ngày 23-24/8. Hãng thông tấn Interfax của Ukraina bình luận: "...Nga căm ghét Ukraine và muốn tăng cường oanh tạc các thành phố của chúng ta, bao gồm cả thủ đô Kiev, bằng tên lửa hành trình".

Nhìn lại 6 tháng Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraina - Ảnh 8.

Một khung cảnh cho thấy các tòa nhà bị hư hại trong cuộc xung đột Ukraina - Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraina ngày 21/8.

Ngày 21/8, một số nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có những cuộc điện đàm và đều nhất trí quan điểm sẽ duy trì sự ủng hộ đối với Ukraina trong cuộc chiến "chống Nga". 

Đặc biệt, các nhà lãnh đạo này đã kêu gọi 2 bên tham chiến "kiềm chế" hành động quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở miền Nam Ukraina. Cho đến nay, cả Moskva lẫn Kiev đều đổ lỗi cho nhau về các cuộc tấn công xung quanh địa điểm này.

Theo một thông cáo chung, trong một cuộc điện đàm, 4 nhà lãnh đạo nói trên đã đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) "nhanh chóng" triển khai phái đoàn thanh tra đến thực địa. 

Trước đó, ngày 19/8, Điện Elysée và Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Macron đã nhất trí triển khai các thanh sát viên của IAEA đến nhà máy điện hạt nhân trên để thị sát tình hình.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement