Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu

Doanh nghiệp

01/03/2023 19:25

Có 6 nhân tố được coi là chìa khóa của sự thành công, cho phép thương hiệu Apple xây dựng nên một đế chế.
news

Giải mã thành công của thương hiệu Apple, nhật báo Les Echos nhận định với giá trị tăng kỷ lục, các sản phẩm huyền thoại và những ông chủ tiêu biểu… Apple đã làm rung chuyển lĩnh vực công nghệ mới để trở thành một trong những cái tên không thể không nhắc đến trong lĩnh vực này. 

Apple là một trong những công ty tiêu biểu nhất, đồng thời cũng là một trong những tập đoàn có sức ảnh hưởng về tài chính mạnh nhất ở mức độ toàn cầu. Trong khi nhiều "đại gia" trong lĩnh vực công nghệ này đang mất dần sự ưa chuộng của khách hàng thì Apple vẫn tiếp tục hoạt động tốt. 

Giá cổ phiếu của Google, Amazon, Microsoft đã giảm mạnh trên thị trường chứng khoán vào năm 2022, nhưng thương hiệu "trái táo khuyết", dù cũng phải trải qua giai đoạn "tụt dốc" này, vẫn đứng đầu bảng xếp hạng.

Được hỗ trợ bởi các ông chủ lớn và bởi những sáng tạo mang lại sự đột phá cho công nghệ mới, Apple đã trở thành một tên tuổi không thể không nhắc đến chỉ sau chưa đầy 50 năm tồn tại. Ngoài việc đưa ra những sản phẩm huyền thoại, thương hiệu này còn đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình để tạo ra một đế chế mà nhiều công ty, dù thích hay không, hiện vẫn đang phải liên kết cùng.

Với Apple, có 6 nhân tố được coi là chìa khóa của sự thành công.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 1.

Tòa nhà chính của Apple, The Ring, là tòa nhà khổng lồ hình vành khuyên được bao bọc bởi những tấm kính cong lớn. Theo tiết lộ của cựu giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive với Thời báo New York, trụ sở phi thuyền của Apple thực chất không nằm trên mặt đất, mà nằm trên 700 “mâm thép không rỉ khổng lồ” nhằm bảo vệ công trình khỏi các thảm họa tự nhiên như động đất. Ảnh: Shutterstock

Yếu nhân Steve Jobs

Ông sẽ mãi nổi tiếng với hình ảnh người đàn ông mặc chiếc áo cổ lọ màu đen đứng giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên trước khán phòng chật kín người vào năm 2007. Thiên tài Steve Jobs, người tạo ra Macintosh, iPod, iPhone, đã trở thành một bậc thầy công nghệ thực thụ.

Steve Jobs sinh năm 1955 tại California. Năm 1976, Steve Jobs khi ấy mới 21 tuổi đã đóng góp vào việc xây dựng huyền thoại hấp dẫn về một doanh nhân khi khởi động dự án của mình từ một nhà để xe ở Thung lũng Silicon. Với khát vọng này, ông cùng với Steve Wozniak, là cha đẻ của Apple, đã phát minh ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên, Macintosh, được giới thiệu vào năm 1984. Đây cũng là thành công đầu tiên của Apple.

Tuy nhiên sau đó, doanh nhân Steve Jobs nhanh chóng bộc lộ tính cách độc đoán trong công ty và chỉ tin tưởng vào chính mình. Vốn là người khá kín tiếng, ông tránh mặt giới truyền thông nhưng lại thể hiện sức hút lớn khi giới thiệu các sản phẩm mới của thương hiệu. Hệ quả là ông đã bị sa thải khỏi Apple vào năm 1985 và John Sculley từ Pepsi được tuyển dụng để thế chỗ của ông.

Steve Jobs sau đó đã thành lập công ty của mình, NeXT, vẫn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty mới này lại được Apple mua lại vào năm 1997 và giao dịch này đã đưa Steve Jobs trở lại vị trí lãnh đạo của đế chế vào năm 2001. 

Đó là khởi đầu cho một thời kỳ thịnh vượng của doanh nhân người Mỹ. Apple trở thành tập đoàn hàng đầu trong số các công ty công nghệ. iPod, iPhone, Macbook, rất nhiều sản phẩm đã làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của khách hàng và tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhưng dù là thiên tài thì "ngôi sao của Thung lũng Silicon" cũng không thắng được bệnh tật và số mệnh. Căn bệnh ung thư mắc phải từ lâu đã khiến Steve Jobs phải tuyên bố từ chức Tổng giám đốc vào đầu năm 2011 và qua đời vào tháng 10 năm đó. 

Người kế nhiệm ông là Tim Cook, hiện vẫn đang nắm quyền điều hành và đang cố gắng ghi dấu ấn của mình lên thương hiệu bằng cách đa dạng hóa nguồn thu nhập và phát triển các sản phẩm hiện có, đặc biệt là iPhone.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 2.

Ông Steve Jobs, người tạo ra Macintosh, iPod, iPhone, đã trở thành một bậc thầy công nghệ thực thụ.

Sản phẩm chủ lực iPhone

iPhone đã trở thành sản phẩm huyền thoại của Apple. iPhone chiếm hơn 50% doanh thu của thương hiệu ngày nay. Trong buổi thuyết trình của mình vào năm 2007, Steve Jobs đã tiết lộ ba tính năng đặc biệt của chiếc điện thoại thông minh đầu tiên: Màn hình cảm ứng hoàn toàn, một chiếc điện thoại mang tính cách mạng, khả năng trình duyệt trực tiếp trên internet.

"Hôm nay, Apple sẽ sáng tạo lại chiếc điện thoại", khi đó Steve Jobs đã tuyên bố như vậy, và kể từ đó, iPhone là một trong những mẫu điện thoại di động bán chạy nhất trên thế giới.

Theo các nghiên cứu đã được tiến hành, chân dung của người sở hữu iPhone là một người tầm 30 tuổi, có thu nhập cao hơn mức trung bình và đã tốt nghiệp đại học. Bởi vì iPhone cũng là một sản phẩm xa xỉ. Mẫu máy đầu tiên được bán với giá 400 USD và 10 năm sau, giá iPhone đã vượt ngưỡng 1.000 USD vào năm 2017 với iPhone X.

Thiết kế được nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm cho người dùng, màn hình rộng hơn, camera hiệu quả hơn… Thiết bị này đang trở thành một "viên ngọc quý" thực sự của công nghệ, với thiết kế truyền cảm hứng cho các nhà sản xuất khác và những đặc tính hàng đầu tạo ra sự khác biệt lớn.

10 năm sau khi ra đời, mẫu điện thoại iPhone đã bán được hơn 1 tỷ chiếc. Tuy nhiên, Apple không phải là công ty hàng đầu thế giới về điện thoại di động. Hãng này bị công ty Samsung của Hàn Quốc bỏ xa, vì Samsung cung cấp nhiều loại điện thoại thông minh hơn.

Năm 2021, Samsung đã bán được 76 triệu điện thoại các loại, so với 52 triệu của Apple. Theo sát là Xiaomi của Trung Quốc, với 49 triệu điện thoại được bán ra, theo công ty phân tích Canalys.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 3.

Các mẫu iPone của Apple.

Công xưởng sản xuất Trung Quốc

"Tấm huy chương" nào cũng có mặt trái. Và với iPhone, mặt trái chính là sự phụ thuộc quá mức vào sản phẩm này. Một viên sỏi nhỏ nhất trong dây chuyền sản xuất có thể có tác động to lớn đến toàn hệ thống, như được thấy từ sự gián đoạn ở các nhà máy của Trung Quốc vào cuối năm 2022.

Nhà máy đặt tại Trịnh Châu của Foxconn là nhà sản xuất iPhone lớn nhất thế giới và Foxconn điều hành sáu địa điểm sản xuất khác trong nước này. Hơn một nửa số thiết bị di động của Apple được sản xuất tại Trung Quốc mỗi năm. Từ năm 1999, Apple đã đưa ra sự lựa chọn chiến lược này vì Trung Quốc là một trung tâm điện tử toàn cầu, với nhiều cảng và nhân công rẻ.

Tuy nhiên, chiến lược này đã được xem xét lại trong những năm gần đây. Lao động Trung Quốc đã trở nên kém cạnh tranh hơn bởi mức lương ngày càng tăng. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, sau đó là cuộc khủng hoảng COVID-19, đã làm tê liệt các hoạt động của Trung Quốc, khiến Apple phải khởi xướng chiến dịch di dời cơ sở sản xuất.

JP Morgan dự báo rằng đến năm 2025, 1/4 số điện thoại di động của Apple sẽ được sản xuất tại Ấn Độ. Một sự thay đổi cơ bản có thể được giải thích là do Apple cần đa dạng hóa các quốc gia sản xuất để tránh trường hợp phụ thuộc quá vào một thị trường và cũng để tránh những khó khăn mới có thể xảy đến ở Trung Quốc.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 4.

Nhà máy đặt tại Trịnh Châu của Foxconn là nhà sản xuất iPhone lớn nhất thế giới và Foxconn điều hành sáu địa điểm sản xuất khác trong nước này.

Sản phẩm hỗ trợ App Store

Để hạn chế sự phụ thuộc vào phần cứng, Apple đang cố gắng đặt cược nhiều nhất có thể vào doanh thu từ phần mềm và đặc biệt là từ App Store. Được tạo ra vào tháng 7/2008, đây là kho ứng dụng quan trọng thứ hai trên thế giới với hơn 2 triệu ứng dụng, chỉ sau Google Play cho đến nay vẫn đang dẫn đầu (3,5 triệu ứng dụng).

Nguyên tắc vận hành của App Store rất đơn giản, đó là các nhà phát triển phần mềm tạo ra các chương trình được thiết kế để triển khai dưới dạng ứng dụng trên thiết bị Apple. Đổi lại, công ty của Tim Cook sẽ nhận hoa hồng, từ 15 đến 30% các giao dịch mà khách hàng thực hiện thông qua những ứng dụng này. Dịch vụ này chẳng khác gì một máy rút tiền thực sự cho thương hiệu "Trái táo khuyết".

Mới đây Apple đã tiết lộ rằng kể từ năm 2008 đến nay, họ đã trả số tiền tương đương 320 tỷ USD cho các nhà phát triển ứng dụng, trong đó chỉ riêng năm 2022 là 60 tỷ USD, một năm kỷ lục. Tuy nhiên, theo công ty, kết quả này cũng chỉ tương đương với số tiền của năm trước, chứng tỏ đã có một sự chững lại nhất định trong hoạt động và thu nhập.

Mặc dù vậy, tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ (App Store, Cloud và quảng cáo) vẫn tăng đều đặn trong bảng thống kê tài chính của Apple kể từ năm 2017, tăng từ 14% lên gần 20% trong doanh thu của năm 2022.

Nhưng sự tính toán rất thông minh này của Apple cũng đã bị lên án và tập đoàn thường xuyên phải đối mặt pháp lý với các phán quyết về việc lạm dụng vị thế độc quyền của mình. Các công ty đặc biệt chỉ trích Apple vì mức phí cao quá mức, trong khi Apple cũng đẩy mạnh phát triển các ứng dụng của riêng mình để cạnh tranh với các ứng dụng gốc (âm nhạc, phát trực tuyến, v.v.) để không phải trả tiền cho các đối tác.

Ngoài ra, Apple cũng bị chỉ trích về việc thanh toán trong các ứng dụng chỉ thực hiện được thông qua hệ thống thanh toán của hãng. Hàn Quốc cũng vừa cấm hành vi này trên lãnh thổ của mình và một số vụ kiện vẫn đang được tiến hành.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 5.

Được tạo ra vào tháng 7/2008, App Store là kho ứng dụng quan trọng thứ hai trên thế giới với hơn 2 triệu ứng dụng, chỉ sau Google Play cho đến nay vẫn đang dẫn đầu với 3,5 triệu ứng dụng.

Giá trị thương hiệu 3.000 tỷ USD

Apple là công ty đầu tiên trên thế giới có định giá vượt mốc 3.000 tỷ USD vào ngày 3/1/2022. Nhưng sau đó một năm, định giá của Apple lần đầu tiên giảm xuống dưới mốc 2.000 tỷ USD kể từ tháng 6/2021. Đây là một bước thụt lùi đau đớn.

Cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 đã mang lại nguồn lợi lớn cho Apple và lĩnh vực công nghệ nói chung. Công ty đã có thể thiết lập một tổ chức làm việc vững chắc trong thời kỳ đại dịch và tiếp tục bán các sản phẩm của mình, bao gồm cả sản phẩm hàng đầu của họ là iPhone. Năm 2021, cổ phiếu của Apple đã tăng khoảng 37%. Tuy nhiên, trong năm 2022, triển vọng kinh tế trở nên u ám hơn. Apple chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc khiến sản lượng bị sụt giảm.

Mặc dù vậy, do công ty vẫn đang đi đúng hướng, nên so với các công ty khác thuộc nhóm các ông lớn công nghệ GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft), Apple hiện vẫn đạt mức định giá hàng đầu trên thế giới và thương hiệu này vẫn luôn hấp dẫn các nhà đầu tư.

6 chìa khóa đưa Apple trở thành 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu - Ảnh 6.

Apple là công ty đầu tiên trên thế giới có định giá vượt mốc 3.000 tỷ USD vào ngày 3/1/2022.

Dự án chuyển đổi phương thức thanh toán

Lĩnh vực thanh toán tài chính là một "cuộc chiến" khác mà Apple đã dấn thân vào từ vài năm nay. Công ty đã có thể phát triển một hệ sinh thái hoàn chỉnh xung quanh các thiết bị của mình để thu hút sự trung thành của khách hàng. Từ nay, bạn không cần phải mang theo thẻ ngân hàng để thanh toán tại quầy thu ngân hay trên internet, chỉ cần một chiếc iPhone hay Apple Watch là đủ.

Từng được xem là quá đắt đỏ, giải pháp Apple Pay cuối cùng đã khiến các tổ chức tài chính buộc phải đổi mới để giữ chân khách hàng của họ. Tuy nhiên, công nghệ chip "NFC" được triển khai trên các thiết bị của Apple cho phép thanh toán, nhưng lại chặn các ứng dụng khác, ngăn cản sự phát triển của các chức năng thanh toán không thuộc hệ thống Apple. 

Theo Liên minh châu Âu (EU), hiện Apple đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích, thậm chí là một vụ kiện khác về việc lạm dụng vị thế độc quyền trong lĩnh vực thanh toán này.

Apple cũng đã đầu tư vào sự phát triển dài hạn của một thiết bị đầu cuối thanh toán được tích hợp vào các thiết bị của mình dành cho người bán mà không cần máy đọc thẻ tín dụng nữa. Họ cũng đang thực hiện chiến lược đi từng bước của mình trong lĩnh vực thanh toán trả góp (mua trước, trả sau làm nhiều lần), hiện đang bùng nổ trên thế giới.

Tim Cook đã công bố vào tháng 6/2022 về việc ra mắt Apple Pay Later, cho phép thanh toán thành bốn đợt trong sáu tuần miễn phí. Lĩnh vực thanh toán chia nhỏ này có thể cho phép Apple thu hút khách hàng mới, đặc biệt là giới trẻ, bằng cách cung cấp các giải pháp thanh toán linh hoạt hơn.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement