07/09/2018 23:01
Yếu tố nào khiến nhà đầu tư quyết định đổ tiền vào startup?
Có được một trong bốn yếu tố sau đây, một startup có thể kêu gọi được nguồn vốn từ các nhà đầu tư.
Theo ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Innovation Capital Management), bốn yếu tố để nhà đầu tư quyết định rót tiền vào các dự án khởi nghiệp (startup) là: sản phẩm có giải quyết được vấn đề nào của thị trường hay không, độ lớn của ý tưởng trong tương quan với độ lớn của thị trường, lợi thế cạnh tranh của đội nhóm cùng làm việc và cách thức tổ chức, vận hành…
Theo số liệu được cung cấp tại buổi tọa đàm lễ ra mắt Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times tại TP.HCM ngày 9/7, vào năm 2014, cả nước có 28 thương vụ được rót vốn, năm 2015 có 67 startup với số vốn được đầu tư 137 triệu USD. Năm 2016 có 50 dự án với số tiền đầu tư lên đến 205 triệu USD.
Bản báo cáo của Topica Founder Institute (TFI) cũng ghi nhân, năm 2017 có 92 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được rót vốn, với tổng giá trị đầu tư là 291 triệu USD. Con số này bao gồm cả những startup đã công bố và một số doanh nghiệp không công khai.
Một trong những nguyên nhân chính, theo các chuyên gia, là do tư duy về startup hiện nay của nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ theo kiểu lối mòn, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, vốn là những địa phương có hoạt động starup sôi động.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khởi nghiệp đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn đổi mới sáng tạo. Các doanh nhân thường có xu hướng đi tìm mô hình kinh doanh đã được chứng minh là thành công ở các quốc gia khác, đưa về và “cắt gọt” cho phù hợp với Việt Nam. Mặc dù có mang lại những kết quả nhất định, nhưng đó vẫn chỉ là sự sao chép. Những doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài có thể thành công ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ tụt hậu về lâu dài.
Ông Huỳnh Kim Tước, Tổng giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (Sagon Innovation Hub), cho biết mỗi năm ông tiếp nhận hàng trăm dự án khởi nghiệp. Quá trình sàng lọc cho thấy, trong 10.000 ý tưởng khởi nghiệp, chỉ có khoảng 100 ý tưởng được đánh giá có tính khả thi. Và trong 100 ý tưởng này đưa vào ươm tạo, chỉ 20 trường hợp có khả năng thành doanh nghiệp. Khoảng 70% trong số 20 dự án tiềm năng này có khả năng “tổ chức sinh nhật” lần thứ 2. Phần còn lại cũng chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, không thể thành doanh nghiệp giống.
“Startup là phải tạo ra sự đột phá, thay đổi xu hướng thị trường, xã hội. Nhiều người lầm tưởng giữa startup với kinh doanh. Không phải bỏ tiền dựng trang trại, mở doanh nghiệp… là startup. Đó là kinh doanh. Startup tạo ra sự thay đổi, tạo ra xu hướng mới”, Ông Huỳnh Kim tước diễn giải.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp