Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng hơn 50% trong tháng 6

Giá cả hàng hóa

27/07/2022 08:47

Thị trường nông sản hôm nay 27/7 ghi nhận tín hiệu khả quan khi giá các loại nông sản chủ lực đều tăng.

Thị trường cà phê khởi sắc

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng là 42.500 đồng/kg, Đắk Lắk là 43.000 đồng/kg, Đắk Nông là 42.900 đồng/kg, Gia Lai là 42.900 đồng/kg, Kon Tum là 42.900 đồng/kg. 

 Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng thêm 1 USD (0,05%)/tấn và đang giao dịch ở mức 1.974 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 2 USD (0,1%)/tấn và đang giao dịch ở mức 1.974 USD/tấn. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,15 Cent (1,5%), giao dịch ở mức 213,2 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 3,3 Cent/lb (1,6%), giao dịch ở mức 209,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thị trường nông sản đồng loạt tăng giá - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 212,69 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Nam Mỹ vẫn là khu vực dẫn đầu về xuất khẩu cà phê toàn cầu với 3,9 triệu bao trong tháng 5, tăng mạnh 24,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến tháng 5, xuất khẩu của khu vực này ghi nhận mức giảm 9,9%, xuống còn 37,9 triệu bao.

Trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, các lô hàng xuất khẩu từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã giảm 16% xuống 26,4 triệu bao. Brazil đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn trong vụ 2021-2022.

Nguyên nhân là do “trái vụ” cà phê arabica, trong khi xuất khẩu liên tục phải đối mặt với tình trạng thiếu container vận chuyển và cước phí tăng cao mặc dù tình hình đã cải thiện trong những tháng gần đây.

Lượng cà phê xuất khẩu của Colombia cũng giảm nhẹ 2,3% từ đầu niên vụ đến nay xuống 8,3 triệu bao, chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm sản lượng cà phê của nước này.

Trong khi đó, xuất khẩu từ châu Á và châu Đại Dương trong tháng 5 tiếp tục tăng mạnh 16,9% lên 3,7 triệu bao. Lũy kế 8 tháng, khu vực này đã xuất khẩu 31,1 triệu bao, tăng 19,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới đã xuất hơn 2,4 triệu bao trong tháng 5, tăng 16,1% so với cùng kỳ; và sau 8 tháng tăng mạnh 20,9% lên 20,4 triệu bao.

Các lô hàng xuất khẩu của Ấn Độ cũng tăng 29% lên 0,6 triệu bao trong tháng 5 và tăng 35,5% lên gần 4,9 triệu bao trong 8 tháng đầu năm 2021-2022.

Tương tự, xuất khẩu của Indonesia tăng 8,4% lên 0,5 triệu bao trong tháng 5 và tăng 5,1% lên 4,9 triệu bao trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 5 năm 2021-2022.

Giá tiêu đen trong nước tăng 1% trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch trong khoảng từ 69.500 - 72.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường, là 69.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng/kg; Bình Phước: 71.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 72.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản đồng loạt tăng giá - Ảnh 2.

Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, trong tuần trước, thị trường tiêu phản ứng trái chiều.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, sau 2 tuần giảm, giá tiêu Ấn Độ ổn định trở lại. Giá tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 6.077 - 6.095 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi từ 6.329 - 6.345 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng trong tuần qua. Tiêu đen nội địa tăng 1%, từ 4.951 lên 4.998 USD/tấn.

Cũng theo VPA,tại thị trường trong nước trong tuần qua chỉ có tiêu đen tăng trong, trong khi các loại khác ổn định và không thay đổi.

Cụ thể, giá tiêu đen tăng 1%, từ 2.944 USD lên 2.962 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ nguyên 4.594 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng ở TP.HCM ổn định ởmức 3.650 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng giữ nguyên ở mức 5.700 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tăng trong tuần này khi nguồn cung từ nông dân vẫn khan hiếm. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 2.935 lên 3.000 USD/tấn; tiêu trắng tăng 1%, từ 5.304 lên 5.366 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung tăng tương ứng 2%, từ 3.508 lên 3.582 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 6.134 lên 6.206 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và thị trường quốc tế ổn định từ giữa tháng 5/2022. Giá tiêu đen nội địa từ 4.061 - 4.076 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.805 - 5.825 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

Giá cao su hôm nay tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ có sự tiến triển. Nhập khẩu cao su của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 6/2022.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 251 JPY/kg, tăng 0,4% (tương đương 1 JPY/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.075 CNY/tấn, tăng 1% (tương đương 120 CNY/tấn) so với giao dịch trước đó.

Nhập khẩu cao su của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 6/2022. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong thời gian này, Trung Quốc nhập khẩu 535,5 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 1,01 tỷ USD.

Thị trường nông sản đồng loạt tăng giá - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 153,30 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Tại thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779 nghìn tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo Bộ Công thương, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5/2022 và giảm 2,1% so với tháng 6/2021.

Theo bà Phan Trần Hồng Vân- Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới, chiếm 17,4% tổng thương mại cao su toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su năm 2021, bao gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su đạt 9,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt hơn 1,9 triệu tấn trong năm 2021, đem về giá trị gần 3,3 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về giá trị so với năm 2020 nhờ đơn giá xuất khẩu bình quân tăng 23%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su năm 2021 đạt 3,7 tỷ USD tăng 18,5% so với năm 2020. Xuất khẫu gỗ cao su cũng đem hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 6,9% so với 2020.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement