Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xắn tay làm nhà vừa túi tiền

Không còn là cam kết, nhiều doanh nghiệp bất động sản bắt đầu tham gia phát triển nhà ở nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền nhằm đáp ứng nhu cầu đang rất lớn của người dân đối với loại hình nhà ở này.

Sẵn sàng tái cơ cấu sản phẩm

Là doanh nghiệp chuyên phát triển các dòng sản phẩm nhà ở cao cấp và nghỉ dưỡng, song cú “bắt tay” giữa Tập đoàn Novaland và “ông trùm” nhà ở xã hội Hoàng Quân Group cho thấy, việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp với Novaland không còn là cam kết, mà đã vào giai đoạn “xắn tay vào làm”, hướng đến hoàn thành mục tiêu phát triển 200.000 căn nhà ở xã hội như đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, tại hội nghị với Thủ tướng về việc phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, Novaland và Hoàng Quân cùng với 8 doanh nghiệp khác đã ký cam kết phát triển phân khúc này. Trong đó, Hoàng Quân cam kết xây dựng 50.000 căn, còn chỉ tiêu của Novaland lên tới 200.000 căn.

Theo đại diện Novaland, mục đích của việc hợp tác là để cộng hưởng thế mạnh của nhau. Hoàng Quân có bề dày làm nhà ở xã hội, có sẵn quỹ đất làm nhà ở xã hội, còn Novaland có kinh nghiệm bán hàng cũng như phát triển nhiều dự án bất động sản quy mô lớn.

Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Quân cũng khẳng định, việc hợp tác Novaland là hành động thật, hai bên đang khảo sát một số khu vực và xúc tiến các thủ tục để có thể động thổ dự án đầu tiên và dự kiến bàn giao 3.000 căn nhà ở xã hội ngay trong năm nay.

Xắn tay làm nhà vừa túi tiền- Ảnh 1.

Nguồn cung nhà vừa túi tiền dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội tại Yên Phong, Bắc Ninh).

“Chúng tôi mong muốn làm bạn, làm đối tác với tất cả doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tận dụng thế mạnh của nhau cùng phát triển”, ông Tuấn nói, đồng thời phân tích thêm, dù Novaland là doanh nghiệp lớn nhưng Hoàng Quân lại có kinh nghiệm về phát triển nhà ở xã hội và đó là điều Novaland đang cần. Hơn nữa, Novaland hoạt động ở phân khúc bất động sản cao cấp, nếu tự đứng ra làm chủ đầu tư trực tiếp các dự án nhà ở xã hội sẽ ảnh hưởng đến định vị thương hiệu.

Bởi vậy, Hoàng Quân và Novaland sẽ liên doanh làm chủ đầu tư và Hoàng Quân sẽ phát triển các dự án nhà ở xã hội tại những quỹ đất mà Novaland đang có sẵn ở TP.HCM, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An...

Đổi lại, uy tín thương hiệu Novaland sẽ hỗ trợ Hoàng Quân trong việc quảng bá sản phẩm, bán hàng. “Dù đang khó khăn, nhưng tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản trị, điều hành... của Novaland vẫn có thể hỗ trợ cho Hoàng Quân rất nhiều”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường còn đối mặt với nhiều khó khăn cùng với tình trạng “thừa nhà cao cấp, thiếu nhà giá rẻ” như hiện tại, nhà ở xã hội hay rộng hơn là nhà đáp ứng nhu cầu ở thực được xem là “phao cứu sinh” của các doanh nghiệp địa ốc.

Chẳng hạn, tại Nam Long, trong 3 chiến lược trọng tâm của năm 2024, doanh nghiệp này sẽ ưu tiên bỏ vốn vào các phân khúc phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh đầu tư vào phân khúc ít được khách hàng quan tâm.

Lãnh đạo Nam Long đánh giá, thị trường đang khó khăn nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội khi nhu cầu ở thực cao, các phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội đang được thúc đẩy triển khai... Do đó, Nam Long sẽ “chỉ bán thứ thị trường cần”, tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền đang có nhu cầu rất lớn hiện nay.

Trong bối cảnh thị trường còn đối mặt với nhiều khó khăn cùng tình trạng "thừa nhà cao cấp, thiếu nhà giá rẻ" như hiện tại, nhà ở xã hội hay rộng hơn là nhà đáp ứng nhu cầu ở thực được xem là "phao cứu sinh" của các doanh nghiệp bất động sản.

Tương tự, với Becamex IDC - “ông lớn” trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp và từng thành công với phân khúc nhà ở xã hội diện tích 30 m2 bao gồm cả gác lửng, giá bán mỗi căn từ 100-300 triệu đồng ở Bình Dương, trong năm nay, doanh nghiệp này lên kế hoạch vừa xây dựng, vừa mở rộng từ 10.000 - 20.000 căn nhà ở xã hội, trước mắt là xây dựng 2 dự án nhà ở xã hội Việt Sing (TP. Thuận An) và Định Hòa (TP. Thủ Dầu Một).

Becamex IDC hiện đang phát triển 37 dự án nhà ở xã hội, có thể cung cấp 102.000 căn hộ cho 248.000 người ở các thành phố Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Nguồn cung này sẽ cung cấp các căn hộ để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động trong các khu công nghiệp cũng như người dân địa phương. Đồng thời, doanh nghiệp này còn tiếp tục thúc đẩy xây dựng giai đoạn tiếp theo của các dự án để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Cơ hội chuyển đổi

Thị trường bất động sản đang có chuyển biến tích cực cả về nguồn cung và giao dịch. Nhiều doanh nghiệp đánh giá, cơ hội nằm ở những sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực, đáp ứng mong muốn sở hữu căn nhà đầu tiên của người dân.

Do đó, hầu hết các dự án mở bán hiện nay đều đi kèm chính sách bán hàng hấp dẫn, ưu đãi lãi suất vay kéo dài và thanh toán linh hoạt theo hướng chia nhỏ dòng tài chính, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nhóm khách hàng có thu nhập tầm trung.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất tại TP.HCM ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ, nguồn cung mới chủ yếu phân bổ tại các khu vực vệ tinh. Trong nửa đầu năm 2024, theo báo cáo của DKRA Group, Bình Dương tiếp tục là địa phương chiếm tỷ trọng nguồn cung lớn tại phía Nam.

Một số dự án được điều chỉnh giá bán cho phù hợp với tình hình thực tế, ghi nhận mức giảm trung bình 4% so với lần mở bán trước đó. Các chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, ưu đãi khách hàng địa phương, hỗ trợ dòng vốn… được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Theo các chuyên gia, sau cuộc tái cấu trúc toàn diện của các doanh nghiệp địa ốc, thị trường bất động sản đang có nhiều cơ hội hơn để cơ cấu lại phân khúc sản phẩm, nhất là khi Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã “ưu ái” hơn cho các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đặc biệt, sau nhiều sự cố cháy nổ ở các khu nhà “nhà hẻm ngõ sâu”, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nếu những loại hình nhà ở tự phát này tiếp tục mọc lên sẽ gây sức ép quá tải đô thị, làm tăng mật độ dân cư, tạo áp lực lên hạ tầng kỹ thuật xã hội, không đảm bảo các quy chuẩn về an toàn phòng chống cháy nổ, thiếu tiện ích cần thiết cho cư dân…

Do đó, cần phải đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, bao gồm cả việc mua, thuê và thuê mua với chi phí rẻ, có đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo an ninh an toàn.

Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thực hiện rà soát nhu cầu về nhà ở của người dân để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội ở vị trí thuận tiện, quy mô phù hợp với nhu cầu của người dân với đầy đủ hạ tầng y tế, giáo dục, điện, nước...

Đồng thời, xây dựng quy trình rút gọn các thủ tục hành chính, tăng ưu đãi lãi suất cho người mua với thời gian 10-15 năm, lãi suất thấp hơn từ 3-5%/năm so với cho vay thương mại theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và tạo điều kiện tiếp cận quỹ đất nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phân khúc này.

Đặc biệt, để đảm bảo an sinh xã hội của người dân, ngoài các chính sách phát triển nhà ở xã hội, cần có các cơ chế ưu đãi để thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhất là tại các đô thị lớn, để người dân có thu nhập thấp có cơ hội được tiếp cận nhà ở.

TRỌNG TÍN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement