14/10/2021 13:17
WHO lập nhóm điều tra các mầm bệnh mới nhằm ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay đã công bố thành phần nhóm chuyên gia gồm 26 người sẽ tham gia vào giai đoạn hai cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Nhóm cũng được thiết lập để điều tra các mầm bệnh mới và cách ngăn chặn đại dịch trong tương lai, theo DW.
Ngày càng có nhiều mầm bệnh nguy cơ cao xuất hiện hoặc tái xuất hiện trong những năm gần đây, bao gồm như virus viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), vi rút cúm gia cầm, Lassa, Marburg và Ebola.
Đầu năm nay, WHO đã thông báo kế hoạch thành lập một Nhóm Cố vấn khoa học về nguồn gốc các mầm bệnh mới (SAGO). Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Sự xuất hiện của các virus mới có thể gây bùng phát đại dịch là một thực tế của tự nhiên. SARS-CoV-2 là virus mới nhất kiểu này, nhưng sẽ không phải là virus cuối cùng như vậy".
Chính vì vậy, ông Ghebreyesus nhấn mạnh: "Hiểu rõ các mầm bệnh mới từ đâu đến đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai".
26 thành viên được đề xuất, được chọn từ một lĩnh vực hơn 700 ứng cử viên từ một loạt các lĩnh vực, sẽ được tham vấn cộng đồng trong hai tuần.
6 thành viên của nhóm ban đầu cũng có tên trong danh sách nhóm điều tra giai đoạn hai, gồm nhà virus học người Hà Lan Marion Koopmans, chuyên gia dịch tễ Đan Mạch Thea Fischer, chuyên gia dịch tễ Anh John Watson, nhà nghiên cứu Nga Vladimir Dedkov, chuyên gia sức khỏe động vật của Việt Nam - Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia dịch tễ Qatar ElmoubasherFarag.
Theo các điều khoản tham chiếu, nhóm phải cung cấp cho WHO một đánh giá độc lập về tất cả các phát hiện khoa học và kỹ thuật hiện có từ các nghiên cứu toàn cầu về n ..
Nhà khoa học Trung Quốc có tên trong danh sách SAGO là Yang Yungui, phó giám đốc Viện nghiên cứu Di truyền thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. Ông Yang cũng từng tham gia vào cuộc điều tra giai đoạn một với vai trò thành viên đoàn Trung Quốc.
Theo các điều khoản tham chiếu, nhóm phải cung cấp cho WHO một đánh giá độc lập về tất cả các phát hiện khoa học và kỹ thuật hiện có từ các nghiên cứu toàn cầu về nguồn gốc của COVID-19.
Nhóm cũng phải tư vấn cho cơ quan y tế Liên Hợp Quốc về việc phát triển, giám sát và hỗ trợ loạt nghiên cứu tiếp theo về nguồn gốc của virus, bao gồm "tư vấn nhanh" về các kế hoạch hoạt động của WHO để thực hiện loạt nghiên cứu tiếp theo về nguồn gốc của đại dịch, và tư vấn về các nghiên cứu bổ sung.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp