Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

WHO: Giảm số bạn tình đồng giới nam để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe

28/07/2022 12:09

WHO kêu gọi những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới - nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh đậu mùa khỉ nên giảm bạn tình để phòng bệnh.

Theo WHO đã có hơn 18.000 ca mắc đậu mùa khỉ được ghi nhận tại 78 quốc gia. 70% trong số này được báo cáo tại châu Âu trong khi 25% được phát hiện ở Mỹ. Thế giới ghi nhận 5 trường hợp tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Khoảng 10% phải nhập viện để kiểm soát cơn đau.

Điều đặc biệt là 98% ca bệnh là người đồng tính nam hoặc nam giới quan hệ lưỡng tính. 95% số trường hợp mắc đậu mùa khỉ lây qua sinh hoạt tình dục.

Giảm số bạn tình đồng giới nam để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Bệnh đậu mùa khỉ chủ yêu lây qua tình dục đồng giới.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cách ngăn chặn bệnh đang lây lan chóng mặt này là giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Các chuyên gia cho biết bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây lan do tiếp xúc gần. Dù vậy, căn bệnh này vẫn chưa được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Họ cũng cảnh báo không nên cho rằng chỉ một cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ, lưu ý căn bệnh này có thể lây lan qua tiếp xúc da, giọt bắn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

WHO cũng khuyến nghị tiêm vaccine cho những người tiếp xúc với ca mắc đậu mùa khỉ hoặc nhóm nguy cơ phơi nhiễm cao, bao gồm cả nhân viên y tế và người có nhiều bạn tình.

WHO khuyến nghị không nên tiêm chủng đại trà phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài ra, WHO lưu ý tiêm chủng sẽ không bảo vệ ngay lập tức chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật mà quá trình này có thể mất vài tuần.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của động vật mắc bệnh) hoặc do tiếp xúc với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ qua các dụng cụ đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (chăn, ga, gối, đệm, vải trải giường, quần áo, khăn mặt,…) hoặc do sống chung với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng nhiễm bệnh thường khá cao.

Ngoài ra, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh đậu mùa khỉ cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh.

Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy tiếp xúc gần với người bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia cho rằng, vẫn chưa thể kết luận được việc căn bệnh này có lây truyền qua đường tình dục hay không.

Giới chức y tế thành phố New York (Mỹ) kêu gọi WHO bỏ tên 'đậu mùa khỉ' vì cho rằng cái tên "đậu mùa khỉ" sẽ khiến người bệnh mặc cảm và trốn tránh thay vì tìm kiếm sự hỗ trợ, chăm sóc y tế nên.

Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục giữ cái tên này, nó không chỉ gợi lại ký ức phân biệt chủng tộc đau đớn của nhân loại, mà còn khiến những người mắc bệnh hiện nay bị kỳ thị và trốn tránh sự hỗ trợ y tế, khiến cộng đồng da màu và cộng đồng LGBTQIA+ tổn thương cảm xúc.

Tháng trước, WHO đã lần đầu đề cập đến ý tưởng đổi tên bệnh đậu mùa khỉ. Đây không phải là lần đầu tổ chức này đổi tên các bệnh truyền nhiễm để tránh tạo ra các tranh cãi về nguồn gốc mầm bệnh, hoặc hình ảnh một quốc gia, khu vực.

Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy WHO đã chọn được một cái tên mới cho căn bệnh này.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement