Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về hiệu quả chống dịch COVID-19

Sức khỏe

21/02/2021 11:55

Theo kết quả nghiên cứu được Viện Lowy của Australia công bố, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về hiệu quả ngăn chặn và xử lý đại dịch COVID-19.

Đến 6h ngày 21/2, Việt Nam ghi nhận 2.368 trường hợp nhiễm COVID-19 và 35 trường hợp tử vong, mặc dù dân số là 97 triệu người và có chung biên giới với Trung Quốc, Campuchia và Lào.

Từ kinh nghiệm trước đây, Việt Nam đã có một kế hoạch dài hạn để đối phó với các đợt bùng phát ngăn chặn tình trạng đóng cửa hàng loạt như khai báo y tế, tập trung công tác tuyên truyền qua các hệ thống và đeo khẩu trang.

1.jpg

Hôm 28/1, Viện Nghiên cứu chính sách Lowy của Austalia đã công bố bảng xếp hạng 98 quốc gia thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Việt Nam xếp thứ 2 sau New Zealand, đạt 90.2 điểm, trong khi Mỹ xếp hạng 94.

test.jpg
Bảng xếp hạng hiệu quả chống dịch của các quốc gia. Ảnh: AFP

Việt Nam chủ động và tập trung truy vết F1, F2

Khi đại dịch xảy ra, hầu hết các nước đều có phương án để phòng chống, nhưng có một số nước làm tốt hơn. Ngay từ tháng 1/2020, sau khi một chùm ca bệnh "viêm phổi nặng" được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam đã tiến hành đánh giá rủi ro đầu tiên.

Chia sẻ với tờ Business Insider, Guy Thwaites, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm làm việc tại một trong những bệnh viện công được chính phủ Việt Nam chỉ định để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, cho biết chính phủ đã phản ứng "rất nhanh chóng và mạnh mẽ".

"Các trường học đã bị đóng cửa và giới hạn về các chuyến bay quốc tế đến" Thwaites nói. 

2341b1ca0e7f9c09b63e9d1567de-large.jpg
Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng với 90,8 điểm. Ảnh: AFP

Theo nhận xét của Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp quốc (UN) tại Việt Nam, cho biết thành công của quốc gia này trong việc xử lý virus có được nhờ 3 yếu tố: truy vết F1 và F2, kiểm tra thân nhiệt thường xuyên và tuyên truyền thông điệp rõ ràng.

Thay vì kiểm tra tất cả mọi người, Việt Nam kiểm tra những người được xác định trong liên quan đến nguồn lây F0. Cùng với đó, các biên giới đã bị đóng cửa và những người đến đất nước này đều được cách ly trong các cơ sở y tế công miễn phí.

Việt Nam chưa rơi vào tình trạng đóng cửa toàn quốc

Vào tháng 2/2020, Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội cả nước, đóng cửa biên giới và đình chỉ các chuyến bay từ Trung Quốc đại lục, Anh, các nước khu vực châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Ông Malhotra cho biết, khi các trường hợp xuất hiện, các khu vực có người nhiễm sẽ đóng cửa cục bộ và không ai có thể ra vào. Thay vì đóng cửa toàn bộ đất nước, thủ tướng đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên khắp đất nước trong 2 tuần vào tháng 4/2020.

6030232a623bd30012bcc4d9.jpg
Người dân Việt Nam thực hiện nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Ảnh: Getty

Đến đầu tháng 5, phần lớn người dân Việt Nam đã có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

"Chính phủ đã áp dụng một cách tiếp cận không khoan nhượng để loại bỏ virus. Các biện pháp cơ bản đã được thực hiện, nhưng nó không dễ dàng. Khi người dân tin tưởng vào chính phủ, người dân sẽ làm theo những gì chính phủ nói", Thwaites nói.

Lợi thế chống COVID-19 của Việt Nam là gì?

Việt Nam có tiềm năng trở thành một điểm nóng vì vị trí địa lý và dân số. Nhưng bằng cách áp dụng mô hình chi phí thấp và thực hiện các biện pháp an toàn cơ bản như rửa tay và đeo khẩu trang, Việt Nam lại có thể ngăn chặn virus rong vòng vài tháng sau đại dịch.

6030244c623bd30012bcc4eb.jpg
Người dân đeo khẩu trang bảo hộ khi tham dự sự kiện đếm ngược đêm giao thừa ở trung tâm thành phố vào ngày 31/12/2020 tại Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Không có quốc gia nào có quy mô hoặc dân số tương tự lại hạn chế được số ca mắc COVID-19 được như Việt Nam. Với dân số 102 triệu người, Ai Cập đã ghi nhận hơn 176.000 trường hợp nhiễm bệnh, theo John Hopkins.

Cộng hòa Dân chủ Congo, nằm trong đất liền giữa lục địa châu Phi cũng đã ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc bệnh với dân số 89 triệu người.

472c597810c0c23839781e65ea71550d.jpg
Việt Nam có kế hoạch dài hạn trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty

Mặc dù có chung đường biên giới với quốc gia nơi bùng phát dịch bệnh, nhưng câu chuyện thành công của Việt Nam là một điều đáng kể. Theo Malhotra, Việt Nam có phản ứng chống lại virus tốt hơn New Zealand.

Hơn hết, người dân Việt Nam đang học cách sống trong cuộc sống bình thường mới, nhưng vẫn chủ động thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

COVID-19 ở Mỹ được kiểm soát dưới thời Tổng thống Joe Biden

Mỹ dẫn đầu thế giới với số ca mắc COVID-19 từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay với hơn 28,7 triệu ca mắc và hơn 509.000 ca tử vong.

Adrian Esterman, nhà dịch tễ học tại Đại học Nam Úc, trước đây đã nói với Insider's Aria Bendix: "Khi Mỹ bắt đầu ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên đến hàng trăm và có thể là hàng nghìn ca, thì hầu như không thể phát hiện các dấu vết có tiếp xúc".

Cùng bàn về vấn đề truy vết nguồn lây nhiễm, Emma Hodcroft, một nhà khoa học Thụy Sĩ nghiên cứu mã di truyền của virus SARS-CoV-2, nhận định rằng, bước đầu tiên và là mục tiêu chính trong việc dập dịch là phải kiểm soát được sự gia tăng của nó; sau đó các trường hợp có thể quay trở lại mức ổn định để việc kiểm tra và truy vết diễn ra hiệu quả hơn.

president-biden-signs-17-orders-to-undo-trumps-legacy.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

Trong khi phản ứng của Mỹ đối với COVID-19 cho đến nay vẫn hỗn loạn và không hiệu quả, Tổng thống Joe Biden đã coi việc kiểm soát đại dịch trở thành ưu tiên hàng đầu.

Trong những ngày đầu tiên làm tổng thống, ông Biden lên kế hoạch cho chương trình phân phối vaccine của WHO, khuyến khích đeo khẩu trang, đưa ra dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Theo nguồn tin, dự luật này hướng đến cung cấp viện trợ cần thiết cho chính quyền tiểu bang và địa phương, mở lại trường học và hỗ trợ lương cho người khó khăn do dịch bệnh ở Mỹ .

"100 ngày đầu tiên của tôi sẽ không kết thúc virus COVID-19, nhưng tôi cũng không thể hứa hay nói trước điều gì. Mỹ cần thời gian để làm chủ tình hình dịch bệnh và chúng tôi sẽ không thoát ra khỏi nó nhanh chóng", ông Biden phát biểu tại một sự kiện ngày 11/12/2020 ở Delaware. 

Theo thông tin của trang tin tức Khoa học và Phát triển (khoahocphattrien.vn), để đánh giá hiệu quả chống dịch của các quốc gia tại những thời điểm khác nhau trong đại dịch, Viện Lowy đã theo dõi 6 yếu tố liên quan đến COVID-19 của 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có sẵn dữ liệu: số ca xác nhận, số ca tử vong, tỷ lệ số ca mắc trên một triệu người, tỷ lệ số ca tử vong trên một triệu người, tỷ lệ số ca xác nhận qua xét nghiệm, tỷ lệ người được xét nghiệm trên một nghìn người. 

Khoảng thời gian điều tra kéo dài trong 36 tuần sau trường hợp COVID-19 thứ 100 của mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ, sử dụng dữ liệu có sẵn đến ngày 9 tháng 1 năm 2021. Trung bình cứ 14 ngày, Viện sẽ tính toán số liệu lại một lần.

Sau đó, Viện tính toán trung bình các chỉ số đó trên từng quốc gia/vùng lãnh thổ, trong từng thời kỳ, và chuẩn hóa để xếp theo thang điểm từ 0 (chống dịch kém nhất) đến 100 (chống dịch tốt nhất). Nhìn chung, các chỉ số này cho thấy những quốc gia đã quản lý tình hình dịch như thế nào trong 36 tuần sau ca mắc COVID-19 thứ 100 của họ.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement