Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Trung Quốc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023?

Kinh tế thế giới

07/03/2023 08:18

Bắc Kinh đặt ra mức độ tăng trưởng vừa phải, 5% trong năm 2023, một trong những mục tiêu thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nguyên nhân vì sao?

Mục tiêu này đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố vào hôm Chủ nhật (5/3) tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) diễn ra từ ngày 5 cho đến ngày 13/3 tại Bắc Kinh.

Vì sao Trung Quốc đưa ra mục tiêu khiêm tốn?

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% vào năm 2022 - thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 5,5% được đưa ra trước đó - do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch, thị trường bất động sản sụt giảm, chính phủ siết chặt quản lý doanh nghiệp tư nhân và chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã cản trở tăng trưởng.

Không tính năm 2020, năm mà COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm ngoái của Trung Quốc là thấp nhất kể từ năm 1976, năm cuối cùng của cuộc cách mạng văn hóa do ông Mao Trạch Đông khởi xướng.

Vì sao Trung Quốc hạ thấp mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023? - Ảnh 1.

Người dân đi bộ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc dường như đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch - chẳng hạn như hoạt động sản xuất vào tháng 2 đã phá vỡ kỳ vọng, mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ - nhưng các quan chức Trung Quốc vẫn đưa ra một cảnh báo về những rủi ro phía trước.

Mặc dù thừa nhận "tiềm năng to lớn và động lực để tăng trưởng hơn nữa" của Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường chỉ ra sự gia tăng của "những bất ổn trong môi trường bên ngoài", bao gồm lạm phát cao, và "những nỗ lực bên ngoài nhằm đàn áp và kiềm chế Trung Quốc" - một ám chỉ đến sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt với Mỹ.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức dài hạn nghiêm trọng trong nước, bao gồm bong bóng nhà đất khổng lồ và dân số lao động ngày càng thu hẹp do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng kỷ nguyên tăng trưởng cao của Trung Quốc - được đặc trưng bởi tốc độ mở rộng hai con số mỗi năm trong nhiều thập kỷ - giờ đã là quá khứ.

Trong một báo cáo được công bố vào tháng 3 năm ngoái, Viện Lowy của Australia đã dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 2-3% mỗi năm cho đến năm 2050 và điều này đã đặt ra nghi ngờ về những dự đoán lâu nay rằng, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những thập kỷ tới.

Trong lễ khai mạc NPC, trong đó Trung Quốc sẽ chọn các nhà lãnh đạo trong 5 năm tới, ông Lý Khắc Cường chỉ ra rằng Bắc Kinh sẽ không dựa nhiều vào kho bạc của chính phủ để kích thích tăng trưởng và nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục tiêu dùng tư nhân và ổn định chi tiêu cho "các mặt hàng có giá trị lớn".

Ông Lý cho biết chính phủ sẽ đặt mục tiêu thâm hụt tài chính ở mức 3% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2023, tăng nhẹ so với mức 2,8% của năm ngoái.

Ông Lý cũng nhấn mạnh đến việc tạo việc làm, đặt mục tiêu 12 triệu việc làm mới ở đô thị vào năm 2023, tăng từ mục tiêu 11 triệu việc làm vào năm 2022.

"Theo suy nghĩ của tôi, họ đang thận trọng đối với tham vọng", Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Natixis chi nhánh Hồng Kông, nói

"Nếu bạn nhìn vào chi tiết, họ sẽ tuyên bố ít phát hành trái phiếu chính phủ hơn vì họ đã làm rất nhiều trước đó rồi và họ không muốn thâm hụt ngân sách thêm".

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng chi nhánh Hồng Kông của Pinpoint Asset Management, cho biết mục tiêu khiêm tốn này cũng có thể là một sự trì hoãn từ việc nền kinh tế phát triển không như kỳ vọng trước đó, điều đã được công bố tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, một hội nghị kinh tế quan trọng hàng năm, vào tháng 12 năm ngoái.

"Triển vọng toàn cầu trở nên khó khăn hơn vào thời điểm đó, với Mỹ và châu Âu đang trên bờ vực suy thoái", ông nói.

"Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc cũng không rõ ràng. Với sự cải tổ hoàn toàn của chính phủ, một vấn đề quan trọng cần theo dõi trong vài tháng tới là các nhà lãnh đạo mới sẽ thúc đẩy niềm tin của khu vực tư nhân như thế nào. Theo quan điểm của tôi, điều này quan trọng hơn các chính sách tài khóa và tiền tệ", Zhang nói thêm.

Liệu Trung Quốc có đạt mục tiêu tăng trưởng?

Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ có thể đạt được, và có thể vượt quá mức tăng trưởng 5% vào năm 2023, đặc biệt là khi nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi nền tảng thấp vào năm ngoái.

Tập đoàn tài chính ING cho biết: "Không quá lạc quan và không chi tiêu quá nhiều để thúc đẩy tăng trưởng. Nó tập trung nhiều hơn vào những thách thức tăng trưởng dài hạn. Theo quan điểm của chúng tôi, việc đạt được những mục tiêu này sẽ không khó khăn lắm".

Zhang của Pinpoint Asset Management cho biết, mục tiêu của Bắc Kinh nên được coi là "mức tăng trưởng mà chính phủ sẵn sàng chấp nhận".

Ông nói: "Thực sự với nền tảng rất thấp của các hoạt động kinh tế trong năm ngoái, khó có khả năng tăng trưởng giảm xuống dưới 5%. Không có kích thích tài khóa nào từ NPC, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì sự phục hồi kinh tế đang đi đúng hướng".

García-Herrero của Natixis cho biết nền kinh tế của Trung Quốc trong suy nghĩ của tôi "có lẽ" sẽ tăng hơn 5% trong năm nay.

"Tôi muốn nói rằng, họ biết nền kinh tế sẽ không tăng trưởng 8% hay bất cứ thứ gì tương tự, nhưng chắc chắn là khoảng 5%", bà nói.

(Nguồn: Al Jazeera)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement