Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao nhiều phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Sức khỏe

16/11/2021 11:13

Nhiều báo cáo liên quan đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sau khi tiêm vaccine COVID-19 trên toàn thế giới đã gây ra mối lo ngại, đặc biệt là ở những người trẻ.

Theo Giáo sư Victoria Male, giảng viên về miễn dịch sinh sản tại Đại học Imperial College London (Anh), kể từ khi chương trình tiêm vaccine được triển khai, Cơ quan quản lý Thuốc và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của nước này đã nhận được khoảng 30.000 báo cáo về tình trạng chậm kinh sau khi tiêm.

Những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện ở những người sau khi tiêm cả vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vaccine thực sự gây ra tác dụng phụ bởi tình trạng kinh nguyệt không đều, nặng hơn hoặc nhẹ hơn là cực kỳ phổ biến trong những trường hợp bình thường.

Những thay đổi phổ biến nhất được báo cáo bao gồm chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường và ra máu bất ngờ, cũng như tăng cảm giác mệt mỏi và buồn nôn trong suốt chu kỳ.

Tại sao phụ nữ lại bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Theo Tiến sĩ Jackie Maybin, chuyên gia tư vấn và nghiên cứu lâm sàng cấp cao về phụ khoa của Anh, rất khó để khẳng định được những thay đổi này là do tác động trực tiếp của vaccine hay là do tác động của đại dịch. Ngoài ra, căng thẳng là nguyên nhân cực kỳ phổ biến gây gián đoạn kinh nguyệt, và nhiều người đã phải trải qua thời gian rất căng thẳng trong thời kỳ dịch bệnh này.

vaccine-16369711315481663174548.jpg

Tiến sĩ Maybin cho biết cơ chế gây ra ảnh hưởng đến kinh nguyệt rất khó xác định chính xác, vì chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Rối loạn kinh nguyệt có thể do tác động lên phần não điều khiển hóc-môn sinh sản, ảnh hưởng đến buồng trứng hoặc tác động trực tiếp đến niêm mạc tử cung, là nơi rụng trứng trong kỳ kinh.

Trong thời gian căng thẳng, hệ thống sinh sản bên trong được thiết kế để điều tiết tạm thời để tránh mang thai và bảo tồn năng lượng. Hiệu ứng này có thể giải thích một số thay đổi trong kinh nguyệt, với COVID-19 hoặc khi tiêm phòng.

Cũng theo chuyên gia này, phản ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt sau khi tiêm vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến buồng trứng trong thời gian ngắn. Vì điều này có thể làm thay đổi quá trình sản xuất hóc-môn của họ trong một hoặc hai chu kỳ. Mọi người có thể bị chảy máu bất thường hoặc nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phản ứng miễn dịch cũng có thể tạm thời làm thay đổi cách niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, gây ra tình trạng kinh nguyệt nặng hơn. Hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG) cũng khẳng định rằng, bất kỳ thay đổi nào về kinh nguyệt sau khi tiêm vắc xin có khả năng là kết quả của phản ứng miễn dịch với tiêm chủng, chứ không phải là do một thành phần cụ thể trong vắc xin gây ra.

Vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Tiến sĩ Jo Mountfield, Phó chủ tịch RCOG cho biết không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi tạm thời đối với chu kỳ kinh nguyệt của một người sau khi tiêm vaccine sẽ có bất kỳ tác động nào đến khả năng sinh sản trong tương lai hoặc khả năng sinh con của họ.

Trả lời Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ), Tiến sĩ Viki Male, một giảng viên về miễn dịch sinh sản, xác nhận rằng trong các thử nghiệm lâm sàng, các trường hợp mang thai ngoài ý muốn xảy ra với tỷ lệ tương tự ở nhóm tiêm chủng và không tiêm chủng.

Trong khi đó, Tiến sĩ Sarah Hardman đến từ Anh cũng cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy hiệu quả của biện pháp tránh thai nội tiết tố bị ảnh hưởng bởi vaccine COVID-19.

Do đó, không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.

Khi nào kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường?

Tiến sĩ Maybin nhấn mạnh rằng nếu có tác động từ vaccine COVID-19, nó sẽ chỉ dẫn đến những thay đổi tạm thời và mọi thứ sẽ trở lại bình thường một cách tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn. Điều quan trọng là bất kỳ tác dụng nào của vaccine đều có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những hậu quả mà COVID-19 gây ra.

Theo báo Quân đội nhân dân, sự chần chừ tiêm vaccine ở phụ nữ trẻ phần lớn là do những tuyên bố sai lầm rằng vắc xin có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai trong tương lai của họ. Vì vậy, mặc dù những thay đổi đối với chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vẫn cần có những nghiên cứu sâu về tác dụng phụ này để thúc đẩy hơn nữa sự thành công của việc triển khai tiêm chủng.

Nhiều nước ghi nhận về rối loạn kinh nguyệt hậu tiêm chủng:

Tại Singapore, Cơ quan Khoa học y tế (HSA) đã liệt rối loạn kinh nguyệt vào diện là tác dụng phụ nghiêm trọng nghi ngờ do tiêm chủng gây ra.

Tại Anh, Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe - cơ quan giám sát các báo cáo về tác dụng phụ của vắc xin - đã ghi nhận hơn 30.000 báo cáo về các phản ứng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt nghi do tiêm vaccine COVID-19 từ tháng 12/2020 đến ngày 27/10/2021.

Hồi tháng 10, Cơ quan Y tế quốc gia Hàn Quốc đã thêm rối loạn kinh nguyệt vào danh sách các tác dụng phụ có thể báo cáo do tiêm chủng, sau khi người ta kiến nghị điều tra về tác động của vaccine COVID-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau tiêm chủng đã xảy ra thường xuyên đến mức Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã trao khoản tài trợ 1,67 triệu USD cho 5 cơ sở giáo dục vào tháng 8 năm nay để nghiên cứu về mối liên hệ giữa tiêm vắc xin COVID-19 và những thay đổi với chu kỳ kinh nguyệt.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement