Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới?

Kinh tế thế giới

26/04/2021 09:26

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước.

Theo báo Anh Guardian, thảm họa đang xảy ra ở Ấn Độ dường như là kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo ngại về đại dịch COVID-19: không có đủ giường bệnh chữa trị, không thể xét nghiệm, thiếu hụt trầm trọng thuốc men và oxy, đất nước 1,4 tỷ dân đang hứng chịu cơn bão COVID-19 mà chưa thấy hồi kết, theo TTXVN.

Với nguồn cung vaccine toàn cầu khó có thể dư dả cho đến cuối năm nay, điều cần thiết bây giờ là các nhà lãnh đạo quốc tế cần phải nhận ra bất chấp mục tiêu sau cùng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sáng kiến COVAX là phân phối công bằng các mũi tiêm, đại dịch COVID-19 sẽ có lúc đòi hỏi một khoảng thời gian tập trung hơn “chữa cháy” cho những nơi đang thực sự cần hơn.

106872815-1619164710166-gettyimages-1232465328-20210422_dli-sm-mn_gangaramhospital-002-15.jpeg
Nhân viên y tế trong trang bị bảo hộ cá nhân đứng ở chế độ cảnh báo bên ngoài khu COVID-19 tại Bệnh viện Sir Ganga Ram vào ngày 22/4 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNBC

Các quốc gia cần phải nhìn xa hơn rằng đại dịch vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo nếu để tình trạng virus SARS-CoV-2 lây lan không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.

Thực tế chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có những quan điểm sai lầm về COVID-19 tương tự như các nhà lãnh đạo khác, như cựu Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng virus sẽ biến mất một cách đơn giản hay hành động muộn màng của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố đại dịch đã “chấm dứt” vào tháng 3 và cho người dân tự do tham gia các sự kiện lễ hội “siêu lây nhiễm” mà không có bất kỳ một biện pháp phòng dịch nào.

800.jpeg
Một người thân của một người đã chết vì COVID-19 đau buồn trong khi đang hỏa táng ở Jammu, Ấn Độ, hôm 25/4. Các lò hỏa táng và khu chôn cất của Ấn Độ đang bị quá tải bởi làn sóng nhiễm trùng mới. Ảnh: AP

Hậu quả là Ấn Độ “vỡ trận” trước làn sóng COVID-19 thứ hai đang diễn ra. Các bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân vì không còn giường trống, nguồn cung oxy và thuốc men cạn kiệt, máy thở không có sẵn, trong khi nhiều bệnh nhân dồn hết tiền của để tìm cách chữa trị. Trong tình trạng khẩn cấp quốc gia này, oxy lưu lượng cao là thứ khan hiếm nhất, bởi đây là phương pháp điều trị duy nhất giúp cứu sống bệnh nhân.

1000.jpeg
Một nhân viên y tế lấy mẫu tăm bông của một phụ nữ trong khi những người khác chờ đến lượt để xét nghiệm COVID-19 ở Hyderabad, Ấn Độ vào ngày 25/4. Ảnh: AP

Ấn Độ đã chứng kiến ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày vượt con số cao chưa từng thấy. Hiện tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 16,96 triệu người, trong đó 192.311 người không qua khỏi.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Ấn Độ và các nước trên không chỉ là hệ thống y tế mỏng manh và công tác kiểm soát yếu kém mà còn là khả năng ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với toàn cầu, có lẽ trên quy mô chưa từng thấy trong đại dịch.

1000-1-.jpeg
Một người phụ nữ bế hai đứa trẻ khi chúng chờ đến lượt đi xét nghiệm COVID-19 ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ được cho là cơ sở cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX phân phối tới quốc gia nghèo hơn giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trước mắt của Ấn Độ. Theo số liệu thống kê, trong tháng này, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 1,2 triệu liều vaccine ra nước ngoài thay vì 64 triệu liều như cách đây 3 tháng.

1000-2-.jpeg
1000-3-.jpeg
Nhân viên bệnh viện kiểm tra bình oxy bên trong một bệnh viện ở Srinagar, Kashmir do Ấn Độ kiểm soát vào ngày 25/4. Ảnh: AP
1000-4-.jpeg
1000-5-.jpeg
Các lò hỏa táng và khu chôn cất của Ấn Độ đang bị quá tải bởi làn sóng nhiễm trùng mới tàn phá đang tràn qua đất nước đông dân với tốc độ kinh hoàng, làm cạn kiệt nguồn cung oxy, nhiều người đến mức nguy kịch và khiến bệnh nhân tử vong khi xếp hàng chờ gặp bác sĩ. Ảnh: AP

Để đưa Ấn Độ thoát khỏi “cảnh địa ngục” do đại dịch COVID-19 mang lại, nhiều quốc gia đã khẩn trương đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Trung Quốc luôn đẩy mạnh chính sách ngoại giao vaccine tuyên bố “sẵn sàng hỗ trợ” Ấn Độ, mặc dù thông tiết chi tiết vẫn chưa được nêu cụ thể.

Chính phủ Anh khẳng định sẽ vận chuyển 495 máy tạo oxy, 120 máy thở không xâm lấn và 20 máy thở thủ công tới Delhi trong khi Đức có kế hoạch gửi máy tạo oxy và các thiết bị khác sang quốc gia châu Á. Mỹ cũng cam kết “triển khai nhanh chóng” hỗ trợ nhân viên y tế tại Ấn Độ.

Mỹ hỗ trợ khẩn cấp giúp Ấn Độ chống dịch

Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ lập tức cung cấp nguyên liệu thô sản xuất vaccine, thiết bị y tế và thiết bị bảo hộ giúp Ấn Độ ứng phó với làn sóng dịch mới. "Giống như việc Ấn Độ gửi hỗ trợ tới Mỹ khi các bệnh viện của chúng tôi căng mình đối phó với dịch bệnh, chúng tôi quyết tâm giúp đỡ Ấn Độ trong thời điểm cần thiết", ông Biden viết trên Twitter sau khi Nhà Trắng công bố một danh sách các biện pháp.

Ngày 25/04, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Emily Horn cho biết Mỹ đang làm việc ngày đêm để triển khai các nguồn lực và vật tư hiện có nhằm hỗ trợ Ấn Độ sản xuất vaccine Covishield.

Cũng theo bà Horn, Mỹ sẽ cung cấp các biện pháp điều trị, các bộ dụng cụ chẩn đoán nhanh và máy trợ thở cho New Delhi.

benh-nhan-06402224.jpg

Ngoài ra, Washington đang cân nhắc các giải pháp cung cấp các thiết bị tạo oxy cho Ấn Độ cũng như các nguồn cung liên quan.  

Dân biểu Ro Khanna của bang California hoan nghênh thông báo mới của Nhà Trắng, nhưng kêu gọi Tổng thống Biden làm nhiều hơn và cung cấp cho Ấn Độ những liều vaccine AstraZeneca chưa sử dụng. 

Tiến sĩ Anthony Fauci - chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ cho biết vấn đề này đang được xem xét một cách tích cực. 

Vaccine AstraZeneca vẫn chưa được phê duyệt ở Mỹ nhưng nước này hiện dự trữ tới 7 triệu liều. Một nhóm vận động hàng lang kêu gọi chính quyền gửi các liều AstraZeneca tới các quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng dịch mới. 

Nhà Trắng chưa bình luận về khả năng cung cấp AstraZeneca cho Ấn Độ.

(Tổng hợp)

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement