Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao heo Thái Lan về Việt Nam còn nhỏ giọt?

Giá cả hàng hóa

08/07/2020 15:06

Các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu gần 4,5 triệu con heo Thái Lan nhưng đến nay mới có gần 9.000 con heo thịt về đến Việt Nam.

Gặp khó vì khoảng cách địa lý

Ngày 8/7, ông Nguyễn Hữu Thắng chủ trang trại Đồng Hiệp, thành viên Công ty Thùy Dương Phát chia sẻ với Báo Người Lao Động, doanh nghiệp (DN) đầu tiên nhập khẩu heo thịt Thái Lan ở phía Nam, cho biết hiện trang trại đang bỏ trống vì chưa có heo về. 

Ngày 26/6, lô heo thịt 500 con đầu tiên của công ty nhập khẩu về đã được xuất bán xong vào ngày 2/7 nhưng lo tiếp theo đang bị chậm so với kế hoạch. Dự kiến, từ 3 đến 4 ngày tới công ty sẽ nhập 1.000 con heo Thái Lan cung cấp cho thị trường nhưng đang vướng thủ tục ở nước trung gian. 

  Heo giống và heo thịt vẫn đang được tiếp tục nhập về để dập cơn sốt giá thịt heo cao. 

Heo giống và heo thịt vẫn đang được tiếp tục nhập về để dập cơn sốt giá thịt heo cao. 

Nhập heo sống rất khó khăn, trong khi Việt Nam và Thái Lan không chung biên giới. Heo đưa từ Thái Lan qua Lào phải kiểm tra từng con rồi sang xe; đến Việt Nam lại kiểm tra, sang xe nên rất mất thời gian, nhân lực và chi phí.

Nguồn cung heo của Thái Lan cũng hạn chế vì chỉ một số trang trại mới được phép xuất khẩu heo sang Việt Nam, trong khi nhu cầu của DN Việt Nam thì lớn", ông Thắng phân tích.

Từ ngày 11/6 đến 15/6, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, qua đàm phán với Cục Thú y Thái Lan đã công nhận 13 trang trại/công ty của Thái Lan đủ điều kiện an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu heo sống sang Việt Nam.

"Tính đến ngày 5/7, đã có 30 lượt DN Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gần 4,5 triệu con heo sống từ 13 công ty xuất khẩu của Thái Lan. Trong đó, đã có 7 DN của Việt Nam nhập khẩu gần 9.000 con heo sống từ Thái Lan và đang tiếp tục nhập khẩu nhiều lô heo mới", Cục Thú y chia sẻ với Người Lao Động. 

Bộ NNPT-NT hỗ trợ người dân kinh phí tái đàn

Trước câu hỏi nông dân trên cả nước đang có nhu cầu tái đàn rất lớn, nhưng gặp khó khăn do giá con giống quá cao, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ, hiện chúng ta vẫn giữ được đàn heo giống gồm 120.000 con.

Ngoài ra còn có 2,8 triệu con heo nái. Do đó, theo tính toán, sẽ có khoảng 11 triệu con heo giống được cung ứng cho thị trường tái đàn vào quý 4 năm nay. Đây là điểm cốt lõi để khôi phục lại đàn heo của cả nước. 

Song Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đề nghị do hầu hết các đàn heo giống đều nằm trong tay các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ tái đàn (cả ở các hợp tác xã và nông hộ nhỏ), các doanh nghiệp, các trang trại lớn cần đẩy mạnh phát triển đàn heo giống, bán heo giống cho các nông hộ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi. 

  Quý 4, sẽ bổ sung 11 triệu con heo giống cho tái đàn.

Quý 4, sẽ bổ sung 11 triệu con heo giống cho tái đàn.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, thời gian qua, để thúc đẩy tái đàn, tăng đàn, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể. Đơn cử như Yên Bái hỗ trợ cho người chăn nuôi 4 triệu đồng/nái hoặc đực giống khi mua để tái đàn.

Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ 2 triệu đồng cho một con nái tái đàn. Hà Nội hỗ trợ cho 5 triệu đồng một con nái khi mua tái đàn. Hưng Yên hỗ trợ 1 triệu đồng khi mua heo nái và 500.000 đồng cho mỗi cơ sở để mua vật tư, men vi sinh để phòng chống dịch tả heo châu Phi.

Ngoài ra, Ninh Bình có chương trình hỗ trợ heo nái giống ngoại cho các trang trại để tái đàn, mức hỗ trợ 20% kinh phí mua giống, tương đương 2 triệu đồng/con để tái đàn heo. Thanh Hóa, Thái Nguyên hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi con nái ông bà để khuyến khích sản xuất heo bố mẹ cho sản xuất.

Nghệ An hỗ trợ 1 triệu đồng/nái, mức hỗ trợ bằng 50% số lượng nhập đàn và tối đa không quá 100.000.000 đồng/trang trại. Năm 2020, hỗ trợ khoảng 30.000 liều tinh phối giống cho đàn heo nái trong nông hộ.

Bình Định chi 150 tỷ đồng từ ngân sách, giao cho ngân hàng chính sách xã hội để cho người chăn nuôi vay không lãi suất 12 tháng. Đồng Nai hỗ trợ 60 trang trại, 622 hộ chăn nuôi và 49 tổ hợp tác chăn nuôi theo Nghị định 57 của Chính phủ.

Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi tái đàn từ 20 con heo trở lên, vay vốn ưu đãi xây chuồng trại ứng dụng công nghệ cao (bằng 70% giá trị với ưu đãi 3,85%/năm). Đến nay đã có 23 trang trại chăn nuôi tiếp cận được chính sách vay với tổng vốn đầu tư đã được duyệt vay và giải ngân là 243.744 triệu đồng.

TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Trị có chính sách tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do DTHCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn heo, tăng đàn heo, mở rộng mô hình chăn nuôi heo ATSH,... Bình phước có chính sách về đất đai nên thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi,... UBND tỉnh Quảng Ngãi bố trí hơn 41 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để hỗ trợ thiệt hại và phòng, chống dịch.

Kết quả, tính đến cuối tháng 5/2020, đã có 8 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn heo trên 100%, trung bình là 118,9% so với thời điểm trước khi có dịch. Đứng đầu là Bình Phước đạt 150%; tiếp đến là Đắk Nông; Bình Định; Đắk Lắk; Hòa Bình; Cà Mau; Yên Bái; Tây Ninh.

Ngoài ra, có 10 tỉnh, thành phố có mức tái đàn gần bằng so với thời điểm trước dịch, trung bình khoảng 96,3% như Ninh Thuận; Bình Dương; Quảng Bình; Quảng Ngãi; Bình Thuận; Kon Tum; Nam Định; Thanh Hóa; Lâm Đồng; Tuyên Quang. Còn lại, có 23 tỉnh, thành phố có mức tái đàn đạt gần 80% và 22 tỉnh có mức tái đàn dưới 70%.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement