Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Văn phòng đại diện có được tham gia đấu thầu không?

Kiến thức kinh tế

11/06/2021 14:39

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không có tài sản độc lập và không chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Vậy theo quy định, văn phòng đại diện có được tham gia đấu thầu không?

1. Văn phòng đại diện có được tham gia đấu thầu không?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14)

Đồng thời, Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Việc thành lập, chấm dứt văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

- Hạch toán tài chính độc lập;

- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Căn cứ các quy định trên, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tài sản độc lập và không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Do vậy, văn phòng đại diện không đủ tư cách để tham dự đấu thầu.

2. Ủy quyền cho văn phòng đại diện tham gia đấu thầu?

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu được ủy quyền cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu thực hiện một hoặc một số nội dung công việc trong quá trình tham dự thầu.

Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Theo đó, trường hợp văn phòng đại diện được công ty ủy quyền tham dự thầu thì văn phòng đại diện được tham dự thầu với tư cách của công ty. Chủ thể của hợp đồng vẫn là nhà thầu tham dự thầu (mà không phải chi nhánh) và nhà thầu này phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc thực hiện hợp đồng.

(Nguồn: luatvietnam.vn)

P.V (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement