Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vaccine COVID-19 AstraZeneca vừa được Việt Nam phê duyệt hiệu quả như thế nào?

Sức khỏe

30/01/2021 11:30

Vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca là loại vaccine thứ 3 được EU phê chuẩn sử dụng sau vaccine do các công ty Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất.

Vaccine COVID-19 của Astra Zeneca được sản xuất bởi ai?

Được biết, AstraZeneca và Oxford nằm trong số những nhà phát triển vaccine COVID-19 hành động nhanh nhất thế giới. Sau nhiều năm bào chế vaccine chống hội chứng đường hô hấp cấp Trung Đông (MERS), một căn bệnh được coi là "anh em" của COVID-19, các nhà khoa học của Oxford đã có một lợi thế để tạo ra vaccine COVID-19.

vaccine-1611963131945932199668.jpg
Vaccine COVID-19 của Astra Zeneca đồng sản xuất bởi Đại học Oxford hãng dược AstraZeneca. Ảnh minh họa.

Vaccine của AstraZeneca mang vector của virus, được sản xuất từ ​​một phiên bản suy yếu của virus cảm lạnh thông thường gây nhiễm trùng ở tinh tinh.

Vaccine này được thử nghiệm thành công vào tháng 11/2020.

Hiệu quả của vaccine AstraZeneca

Cơ quan y tế châu Âu (EMA) có trụ sở tại Hà Lan cho biết đã tổng hợp kết quả từ 4 thử nghiệm lâm sàng tại Anh, Brazil, Nam Phi và kết quả cho thấy vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa đại dịch COVID-19 ở những người trên 18 tuổi. Hầu hết những người tham gia vào các cuộc nghiên cứu ở độ tuổi từ 18-55 tuổi và hiện chưa có đủ kết quả đánh giá ở những người tham gia lớn tuổi hơn (trên 55 tuổi).

Theo đó, các cuộc thử nghiệm vaccine AstraZeneca tiến hành ở Anh và Brazil, với 131 tình nguyện viên mắc COVID-19. 

Phân tích ban đầu cho thấy vaccine của Oxford-AstraZeneca đạt hiệu quả bình quân 70% trên các tình nguyện viên. Độ hiệu quả đạt 90% ở những tình nguyện viên chỉ tiêm một mũi, thay vì tiêm thêm mũi thứ hai với lượng thuốc bằng một nửa của mũi tiêm thứ nhất. Mức hiệu quả này đã gần ngang với mức 95% và 94,5% mà các vaccine ngừa COVID-19 của hai hãng dược Pfizer và Moderna đạt được.

Trong số những người đã tiêm mà vẫn mắc COVID-19, không có trường hợp nào rơi vào thể nặng và không ai phải nhập viện.

1-1609752881651.jpg
Ông Brian Pinker tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca/Oxford tại Bệnh viện Churchill, tại Oxford, ngày 4/1. Ảnh: Getty Images

Ủy ban các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc EMA đã đánh giá kỹ lưỡng các dữ liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine AstraZeneca và được Ủy ban châu Âu đồng thuận khuyến nghị nên cấp phép lưu hành có điều kiện chính thức.

Dù đạt hiệu quả thấp hơn so với vaccine của Pfizer hay Moderna, vaccine của Oxford và AstraZeneca - hãng dược có trụ sở tại Anh - có một số ưu điểm. Trong đó, ưu điểm lớn nhất là vaccine này có thể trữ trong điều kiện nhiệt độ tủ lạnh, trong khi hai vaccine đối thủ đòi hỏi phải được đóng đông mới có thể lưu trữ và vận chuyển trong thời gian dài.

Theo đó , vaccine của AstraZeneca/Oxford có thể được bảo quản, vận chuyển và sử dụng trong các điều kiện làm lạnh bình thường (từ 2 đến 8 độ C hoặc từ 36 đến 48 độ F) trong ít nhất sáu tháng. 

Vì thế, loại vaccine đến từ Anh dễ triển khai toàn cầu hơn, nhất là tại những nước có thu nhập thấp và trung bình. 

Về giá vaccine này sẽ có giá dự kiến rẻ hơn so với các loại vaccine khác. Công ty AstraZeneca cam kết loại vaccine này sẽ có giá chỉ vài USD một liều và sẽ bán mà không thu lợi nhuận.

Trước đó, theo thông cáo ngày 4/1, Chính phủ Anh cho biết, đã có sẵn 500 nghìn liều vaccine, hàng chục triệu liều khác sẽ được bàn giao trong những tuần, tháng sắp tới. Ngoài ra, AstraZeneca dự kiến đến cuối quý 1/2020 sẽ có hơn 300 triệu liều vaccine COVID-19 sẵn sàng để đưa đi khắp thế giới và sản lượng mỗi tháng sẽ đạt 100-200 triệu liều.

Những quốc gia cấp phép cho vaccine AstraZeneca

Ngày 2/1, hội đồng chuyên gia COVID-19 thuộc Tổ chức Kiểm soát Chất lượng Dược phẩm Trung ương Ấn Độ (CDSCO) đã đề nghị cơ quan quản lý của nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covishield phòng COVID-19. Đây là phiên bản sản xuất tại Ấn Độ của loại vaccine do đại học Oxford, Anh và hãng dược Thụy Điển AstraZeneca đồng phát triển. Việc sản xuất sẽ do Viện Huyết thanh Ấn Độ- công ty dược có trụ sở tại thành phố Pune bang Maharashtra đảm nhận.

Ngày 29/1, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để sử dụng cho người trưởng thành trong khắp Liên minh châu Âu (EU), theo AP. Vaccine của AstraZeneca là vaccine ngừa COVID-19 thứ ba được EMA bật đèn xanh sau các loại của Pfizer/BioNTech và Moderna. Quyết định của EMA yêu cầu sự chấp thuận cuối cùng của Ủy ban châu Âu.

Trong cuộc họp cấp Chính phủ liên quan đến công tác mua vaccine ngừa COVID-19 ngày 15/12, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết, Hàn Quốc có kế hoạch tiếp nhận các loại vaccine mới đã đặt mua trong Quý I/2021 và một trong số đó là vaccine của AstraZeneca.

au_4.jpg
Ảnh minh họa

Hong Kong đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine Oxford-AstraZeneca và ký hợp đồng cung cấp với các nhà sản xuất vaccine Oxford-AstraZeneca. Đài Loan/Trung Quốc đã ký thỏa thuận với AstraZeneca để mua những liều vaccine COVID-19 của hãng này.

Nhật Bản đã ký hợp đồng với Oxford-AstraZeneca để được cung cấp vaccine COVID-19 từ hãng này. Nhật Bản cũng đã nhận kinh phí để sản xuất một lượng vaccine Oxford-AstraZeneca tại địa phương.

Thái Lan đã ký một thỏa thuận với AstraZeneca để nhập khẩu 26 triệu liều vaccine và thành lập một cơ sở sản xuất địa phương để sản xuất vaccine này tại địa phương. Các liều vaccine được sản xuất trong nước sẽ được cung cấp cho người dân ở Thái Lan cũng như khắp Đông Nam Á, với việc phân phối dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 5.

Ngày 28/1, theo tin từ Reuters, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Philippines đã chính thức phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 của Astrazeneca.

Tại Việt Nam, ngày 30/1, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine phòng COVID-19 của Astrazeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Đây là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Dự kiến trong quý I năm nay, vaccine của Astrazeneca sẽ có mặt tại Việt Nam và được tiêm cho người dân.

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement