Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tỷ phú Gautam Adani: 'Trung Quốc có nguy cơ bị 'cô lập' với phần còn lại của thế giới'

Phân tích

28/09/2022 07:59

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani cho biết, Trung Quốc có thể ngày càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới và rủi ro tín dụng, nhà ở đang gia tăng tương tự như những rủi ro mà Nhật Bản phải đối mặt trong cái gọi là “thập kỷ mất mát” do lạm phát đình trệ vào những năm 1990.

Trong phát biểu tại một hội nghị ở Singapore, tỷ  phú Ấn Độ Gautam Adani - người giàu thứ hai thế giới trong thời gian ngắn - cho biết "chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng, giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng và hạn chế công nghệ" của Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến kết nối của nước này với các nền kinh tế khác.

Ông nói, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, được cho là một minh chứng cho tham vọng toàn cầu của nước này, cũng đã vấp phải sự phản kháng, làm gia tăng thêm những thách thức của Bắc Kinh.

"Tôi dự đoán rằng Trung Quốc - nước được coi là nhà vô địch hàng đầu của toàn cầu hóa - sẽ ngày càng cảm thấy bị cô lập".

Ông Adani, người đứng đầu Adani Group, tập đoàn cơ sở hạ tầng tích hợp lớn nhất Ấn Độ và người có khối tài sản trong tháng này đã vượt qua tỷ phú Jeff Bezos một thời gian ngắn, đang phát biểu tại phiên bản thứ 20 của Hội nghị CEO toàn cầu của Forbes ở Singapore.

Tỷ phú Gautam Adani: 'Trung Quốc có nguy cơ bị 'cô lập' với phần còn lại của thế giới' - Ảnh 1.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani. Ảnh: Bloomberg

Bất chấp những bình luận thẳng thắn về nền kinh tế chậm chạp của Trung Quốc, nhà tài phiệt Ấn Độ cho biết ông vẫn tin rằng các nền kinh tế toàn cầu nói chung sẽ điều chỉnh và phục hồi theo thời gian.

Trong bài phát biểu quan trọng kéo dài 30 phút của mình, ông Adani, người có tài sản ròng ước tính là 142 tỷ USD, cũng vẽ nên một bức tranh lạc quan về Ấn Độ trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức, bao gồm những tác động nảy sinh từ khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu và lạm phát tăng cao.

Ông nói những điều này đã dẫn đến một "sự tái cơ cấu lớn" của các hệ sinh thái.

"Những gì tôi thấy ở phía trước là các nguyên tắc mới của sự tham gia toàn cầu dựa trên khả năng tự lực cao hơn, giảm rủi ro chuỗi cung ứng và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ hơn".

Nhưng sự bất ổn toàn cầu, ông gợi ý, cũng đã thúc đẩy cơ hội cho Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Ông nói thêm: "Nó đã khiến Ấn Độ trở thành một trong số ít những điểm sáng tương đối sáng giá từ góc độ chính trị, địa chiến lược và thị trường".

Ông nói, Ấn Độ đang trên con đường trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.

Trong tầm nhìn của ông đối với Ấn Độ trong 25 năm tới, tỷ lệ người biết chữ sẽ là 100%. Họ cũng sẽ không còn đói nghèo trước năm 2050. "Chúng ta sẽ là một quốc gia có độ tuổi trung bình chỉ 38 tuổi kể cả vào năm 2050 - và một quốc gia có tầng lớp trung lưu tiêu dùng lớn nhất thế giới từng thấy", ông nói.

"Chúng tôi sẽ là quốc gia sẽ đi từ nền kinh tế 3.000 tỷ USD lên nền kinh tế 30.000 tỷ USD, một quốc gia có giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán là 45.000 tỷ USD và một quốc gia sẽ cực kỳ tự tin về vị thế của mình trên thế giới".

Tỷ phú Gautam Adani: 'Trung Quốc có nguy cơ bị 'cô lập' với phần còn lại của thế giới' - Ảnh 2.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh CEO của Forbes tại Singapore hôm 28/9. Ảnh: Bloomberg

Ông Adani chỉ ra rằng Ấn Độ đã mất gần 58 năm để đạt mốc GDP 1.000 tỷ USD nhưng chỉ mất 12 năm, sau đó chỉ 5 năm để lần lượt vượt qua 2.000 tỷ USD và 3.000 tỷ USD. Ông kỳ vọng tốc độ sẽ tăng nhanh hơn nữa khi cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu và chuyển đổi các hoạt động ở quy mô quốc gia.

Ông cũng tự tin rằng tốc độ tạo ra kỳ lân - một công ty khởi nghiệp tư nhân trị giá hơn 1 tỷ USD - sẽ tăng tốc và đất nước đang trên đà tạo ra "vài nghìn" doanh nhân.

Tuy nhiên, trong khi sự tăng trưởng của Ấn Độ phần lớn được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư trong nước, ông Adani nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ nước ngoài. Ông trích dẫn cách Ấn Độ ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm cao nhất là 85 tỷ USD vào năm ngoái, một dấu hiệu cho thấy niềm tin toàn cầu ngày càng tăng đối với quốc gia châu Á này.

Ông dự đoán dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ sẽ đạt 500 tỷ USD trong vòng 15 năm tới. Điều đó sẽ khiến Ấn Độ trở thành điểm đến thu hút FDI tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

"Đây là cơ hội tốt nhất để các công ty đón nhận sự hồi sinh kinh tế của Ấn Độ và trải qua nhiều thập kỷ đáng kinh ngạc mà nền dân chủ trẻ trung và lớn nhất thế giới mang lại. Ba thập kỷ tới của Ấn Độ sẽ là những năm rõ ràng nhất về tác động của nó đối với thế giới", ông nói.

(Nguồn: SCMP)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement