Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tương lai hoạt động thương mại với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số

Phân tích

18/06/2023 08:52

Cùng với sự ra đời của e-CNY, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự chuyển đổi sang số hóa mạnh mẽ.

Việc sử dụng tiền mặt ngày càng ít đi ở New Zealand, kết hợp với những đổi mới gần đây, chẳng hạn như việc cho ra các đồng stable coin (loại tiền điện tử có cơ chế đảm báo giá trị luôn trong trạng thái ổn định), đã khuyến khích New Zealand tìm hiểu và có khả năng phát hành một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Trong một thế giới nơi tiền điện tử và các công ty công nghệ lớn đang xâm nhập mạnh mẽ vào các dịch vụ tài chính, ý tưởng phát hành CBDC ở New Zealand được coi là một động thái phòng thủ nhằm bảo vệ đồng nội tệ của nước này. Đây cũng có thể là một biện pháp bảo vệ trước nguy cơ đồng nội tệ của New Zealand bị các CBDC nước ngoài thay thế.

Trong khi đó, vào năm 2020, Trung Quốc đã tung ra loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương nước này phát hành là e-CNY (đồng tiền kỹ thuật số nhân dân tệ). Trong bối cảnh Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand, đồng thời cũng là đối tác chính thức tham gia Thỏa thuận Đối tác kinh tế số với New Zealand cùng Singapore và Chile, việc học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về e-CNY có thể giúp New Zealand tiếp tục phát triển mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc.

Một xã hội không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), ngân hàng trung ương) bắt đầu nghiên cứu triển khai đồng e-CNY vào năm 2014. Ngân hàng này đã thành lập Viện Nghiên cứu Tiền kỹ thuật số Trung Quốc vào năm 2016, hoàn thành nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm hệ thống vào năm 2019, ra mắt đồng e-CNY vào năm 2020. Đây được coi là Digital Currency Electronic Payment (DCEP), đồng tiền kỹ thuật số chính thức của Trung Quốc, được xây dựng bằng công nghệ Blockchain và công nghệ mật mã. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế tại hơn 20 thành phố trên cả nước. Một đợt thử nghiệm tương tự cũng đã diễn ra tại Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022, nơi số tiền e-CNY được giao dịch hàng ngày có giá trị lên tới 315.000 USD.

Tương lai hoạt động thương mại với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số - Ảnh 1.

Đồng Nhân dân tệ (trên) và đồng đôla Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng với sự ra đời của e-CNY, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự chuyển đổi sang số hóa mạnh mẽ. Được sự hỗ trợ bởi những "gã khổng lồ" công nghệ tài chính (fintech) như Alipay và WeChat Pay, cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình từ công chúng đối với lĩnh vực thanh toán di động, Trung Quốc đang nhanh chóng hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, ngay cả những người sống lang thang trên đường phố cũng sử dụng mã QR và ứng dụng thanh toán di động để nhận tiền hỗ trợ. Việc chuyển đổi số gần như toàn bộ xã hội này cho thấy tiềm năng của e-CNY.

Tuy nhiên, tham vọng về đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc không chỉ mang lại tác động ở trong nước. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng với tư cách là quốc gia sớm chấp nhận tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, đồng NDT của Trung Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh với đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Nhiều người trong cộng đồng quốc tế cũng tự hỏi liệu việc triển khai e-CNY có định hình lại bối cảnh tiền tệ của thế giới và tác động đến những tương tác kinh tế và thương mại song phương, khu vực và đa phương hay không.

Đáp lại những lo ngại về e-CNY, các quan chức trong ngành tài chính của Trung Quốc đã nhiều lần cho rằng nỗ lực tạo ra đồng e-CNY là nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu trong nước. Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng e-CNY chỉ thay đổi hình thức và cách sử dụng đồng NDT của Trung Quốc, chứ không làm thay đổi giá trị thực tế hoặc đem lại tác động lên hệ thống và thị trường tài chính quốc tế. Họ cũng nhấn mạnh rằng lịch sử cho thấy việc quốc tế hóa tiền tệ của một quốc gia thường theo sau sự phát triển về sức mạnh kinh tế của quốc gia đó. Với việc dẫn chứng số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng đồng NDT của Trung Quốc vẫn chưa chiếm đến 3% dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu, các chuyên gia, học giả Trung Quốc cho rằng hành trình để đồng NDT trở thành một loại tiền tệ phổ biến toàn cầu sẽ còn phải trải qua một quá trình rất dài.

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính, nhà nghiên cứu và bình luận Trung Quốc ca ngợi hệ thống e-CNY như một cơ sở hạ tầng tài chính sáng tạo và mạnh mẽ. Họ kỳ vọng rằng với những tính năng của đồng e-CNY như chi phí thấp, hiệu quả cao, đồng e-CNY sẽ hấp dẫn các quốc gia dẫn đầu thế giới trong nền kinh tế kỹ thuật số. Các quốc gia này sở hữu một số công ty lớn có ảnh hưởng trên toàn cầu và thường đặc biệt chú ý tới cơ hội dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình trong việc thích ứng và hưởng lợi từ các mô hình kinh doanh và thương mại kỹ thuật số mới.

Như đã lưu ý trong một số nghiên cứu của Trung Quốc, nổi bật trong nhóm các nước trên là Singapore và New Zealand – đây là được coi là các bên tham gia quan trọng trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và là thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác Kinh tế số (DEPA) đầu tiên trên thế giới.

Con đường tơ lụa tài chính

Ý tưởng xây dựng một "Con đường tơ lụa tài chính" và ưu tiên thúc đẩy đồng tiền trong nước trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh xuyên biên giới đã thu hút được sự chú ý trong giới doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu của Trung Quốc đặc biệt coi trọng các thành viên của RCEP vì hầu hết họ không chỉ nằm trên các tuyến đường bộ và hàng hải trong sáng kiến "Vành đai và con đường" của Trung Quốc, mà còn nằm trong số các nhà sản xuất và tiêu dùng hàng hóa lớn của thế giới.

Do đó, RCEP đã mở ra những con đường mới để Trung Quốc hợp tác với các nước thành viên trong việc xây dựng một thị trường hàng hóa đồng nhất, nơi các loại tiền tệ trong khu vực, bao gồm cả hình thức kỹ thuật số của chúng, được sử dụng làm cơ chế định giá và thanh toán tiêu chuẩn.

Những nỗ lực hướng đến mục tiêu này có thể mang lại cho e-CNY nhiều cơ hội hơn để đẩy nhanh sự phát triển của đồng NDT lên trạng thái đồng tiền "neo" trong khu vực nhằm phục vụ các hoạt động thanh toán thương mại, đầu tư trực tiếp, cho vay và quỹ viện trợ.

(Nguồn: TTXVN)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement