Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc sẽ đối mặt với 'hòn đá tảng' sau khi tên của tân Thủ tướng Anh được công bố?

Phân tích

25/07/2022 14:13

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa, Anh sẽ công bố tên người kế nhiệm Thủ tướng Anh Boris Johnson, tuy nhiên, theo các chuyên gia thì cho dù bà Liz Truss hay ông Rishi Sunak trở thành Thủ tướng thì Trung Quốc vẫn phải đối mặt với "hòn đá tảng" vì hai ứng viên đều có quan điểm cứng rắn với quốc gia này.
news

Ông Rishi Sunak là ai?

So với Ngoại trưởng Truss, ông Rishi Sunak ít được truyền thông nhắc đến nhiều trước khi cuộc bầu cửa diễn ra. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức, tên của ông được nhiều người biết đến và hiện ông và bà Truss là hai ưng cử viên trong cuộc đua cuối cùng đến tòa nhà số 10 Phố Downing.

Trung Quốc sẽ đối mặt với 'hòn đá tảng' sau khi tên của tân Thủ tướng Anh được công bố? - Ảnh 1.

Ông Rishi Sunak là một chính trị gia trẻ tuổi nhưng đầy tiềm năng.

Ứng cử viên tiềm năng cho chức Thủ tướng Anh, Rishi Sunak, hôm Chủ nhật (24/7) cho biết sẽ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc nếu ông trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước này đồng thời ông gọi siêu cường châu Á là "mối đe dọa số một" đối với an ninh toàn cầu.

Ông Rishi Sunak năm nay 42 tuổi, sinh ra ở Southampton với cha mẹ là người gốc Ấn Độ. Ông được xem là một trong những chính trị gia trẻ tuổi và có năng lực tại Anh trong thời điểm hiện tại.

Cha ông Rishi Sunak là bác sĩ đa khoa làm cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) trong khi mẹ ông điều hành một hiệu thuốc ở địa phương. Cha mẹ ông Rishi Sunak sinh ra ở Punjab (Ấn Độ) và đã di cư đến Đông Phi, trước khi chuyển đến Anh vào những năm 1960.

Ông Rishi Sunak học tại trường tư thục Winchester College, sau đó là Đại học Oxford và Đại học Stanford, nơi ông nhận bằng MBA và giành được học bổng Fullbright danh giá.

Ông Rishi Sunak từng làm việc với tư cách là nhân viên ngân hàng đầu tư tại Goldman Sachs và các quỹ đầu cơ khác nhau. Năm 2009, Sunak kết hôn với Akshata Murty, người thừa kế của Narayan Murthy, tỷ phú sở hữu Infosys.

Sự nghiệp chính trị của ông Sunak bắt đầu vào năm 2015 khi ông được bầu làm Nghị sĩ Đảng Bảo thủ cho Richmond, Yorkshire. Là một người ủng hộ Brexit, sự nghiệp chính trị của ông đã khởi sắc khi ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng trong chính phủ của cựu Thủ tướng Anh Theresa May.

Ông Sunak, người đã ủng hộ cuộc bầu cử lãnh đạo của Boris Johnson tại Tory (thành viên của đảng Bảo thủ tại Quốc hội Anh) vào năm 2019 và sau đó được trao cho chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính vào năm đó.

Cả hai đều có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc

Ông Rishi Sunak đã đưa ra bình luận cứng rắn với Trung Quốc sau khi đối thủ trong cuộc đua cuối cùng giành quyền lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, Ngoại trưởng Liz Truss, cáo buộc ông tỏ ra yếu thế trước Trung Quốc và Nga.

Trước đó, Thời báo Hoàn cầu, tờ báo do nhà nước Trung Quốc điều hành, đã nói ông Sunak là ứng cử viên duy nhất trong cuộc tranh cử với "quan điểm rõ ràng và thực dụng về việc phát triển mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc".

Ngay lập tức, tờ Daily Mail, tờ báo đưa ra lời ủng hộ Ngoại trưởng Truss trong cuộc đua giành quyền kế vị ông Boris Johnson, gọi đó là "sự chứng thực mà không ai muốn".

Các đề xuất của Sunak bao gồm việc đóng cửa tất cả 30 Viện Khổng Tử ở Anh, ngăn chặn sự lan rộng của "sức mạnh mềm" của Trung Quốc thông qua các chương trình văn hóa và ngôn ngữ.

Trung Quốc sẽ đối mặt với 'hòn đá tảng' sau khi tên của tân Thủ tướng Anh được công bố? - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Truss cũng có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.

Ông Rishi Sunak cũng hứa sẽ buộc các cơ sở giáo dục đại học tiết lộ nguồn tài trợ nước ngoài hơn 50.000 bảng Anh (60.000 USD) và xem xét các quan hệ đối tác nghiên cứu.

Cơ quan an ninh nội địa MI5 của Anh sẽ được sử dụng để giúp chống lại hoạt động gián điệp của Trung Quốc và Anh sẽ tìm cách xây dựng hợp tác quốc tế "kiểu NATO" để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc trong không gian mạng.

Ông Rishi Sunak cũng cho biết sẽ nghiên cứu cấm Trung Quốc mua lại các tài sản quan trọng của Anh, bao gồm cả các công ty công nghệ nhạy cảm về mặt chiến lược.

Ông Sunak tuyên bố rằng, Trung Quốc đang "đánh cắp công nghệ của chúng ta và xâm nhập vào các trường đại học của chúng ta" và Trung Quốc cũng "nâng đỡ" Vladimir Putin bằng cách mua dầu của Nga, cũng như cố gắng bắt nạt các nước láng giềng.

Ông Rishi Sunak cũng nói rằng kế hoạch "vành đai và con đường" toàn cầu của Trung Quốc nhằm "gài các nước đang phát triển với khoản nợ không thể trả được".

"Quá đủ rồi. Đã quá lâu, các chính trị gia ở Anh và trên khắp phương Tây đã trải thảm đỏ và làm ngơ trước những hoạt động và tham vọng bất chính của Trung Quốc", ông nói thêm.

Bài phát biểu cứng rắn này của Sunak chắc chắn sẽ làm hài lòng những người chống Trung Quốc triệt để trong hàng ngũ Tory (thành viên đảng Bảo thủ trong Quốc hội Anh), những người đã nhiều lần thúc giục ông Johnson cứng rắn hơn trước Bắc Kinh.

Ông Sunak được cho là cố gắng lấy lại vị trí mà bà Truss, người mà các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đang chiếm ưu thế trong vòg bầu cử cuối cùng, đó là 200.000 phiếu bầu từ các thành viên đảng Bảo thủ trên khắp cả nước.

Trung Quốc sẽ đối mặt với 'hòn đá tảng' sau khi tên của tân Thủ tướng Anh được công bố? - Ảnh 3.

Tên người thay thế ông Johnson ở số 10 Phố Downing sẽ được công bố vào ngày 5 tháng 9.

Tương tự như ông Rishi Sunak, bà Truss đã thúc giục một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, kêu gọi G7 trở thành một "NATO kinh tế" trước các mối đe dọa từ Trung Quốc và cảnh báo Bắc Kinh về các biện pháp trừng phạt nếu họ không tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Nó phù hợp với cả những cảnh báo từ MI5 và FBI về sự gia tăng hoạt động gián điệp thương mại của Trung Quốc ở phương Tây.

Vào tháng 3 năm ngoái, đánh giá tổng hợp về an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại của đảng bảo thủ đã gọi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh kinh tế của Vương quốc Anh".

Dưới áp lực chính trị gay gắt từ Washington, Anh đã cấm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia vào việc triển khai mạng 5G tại vương quốc này..

Các luật đã được thắt chặt khiến các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty từ Trung Quốc, khó mua các doanh nghiệp của Anh trong các lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, năng lượng và vận tải.

Đồng thời, London cũng nhận ra rằng sức mạnh và sự quyết đoán quốc tế của Trung Quốc và gọi Bắc Kinh là một "đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống".

Vào tháng 7 năm ngoái, chính ông Sunak đã kêu gọi một cách tiếp cận mạnh đa dạng hơn đối với Trung Quốc.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ