Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc đang rơi vào 'cái bẫy' zero-Covid do chính mình tạo ra?

Phân tích

03/11/2022 14:33

Đã hơn một tuần trôi qua kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ cầm quyền thứ ba mang tính lịch sử, chính sách "zero Covid" của ông vẫn không thay đổi và điều này tiếp tục gây khó khăn cho người dân.

Ở thành phố Tây Ninh nằm ở Tây Bắc đất nước, người dân đã phải cầu xin lương thực một cách tuyệt vọng vào tuần trước khi mà chính quyền áp dụng các đợt giãn cách nghiêm ngặt do Covid-19. 

Nằm ở phía Tây, ở Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, đám đông giận dữ đã biểu tình trên đường phố sau hơn 70 ngày nhà chức trách ban hành "lệnh ở nhà".

Trung Quốc tự đưa mình vào "cái bẫy" zero-Covid do chính họ tạo ra - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: The Washington Post

Tại tỉnh Hà Nam, miền Trung đất nước, công nhân nhập cư đã rời khỏi một nhà máy Foxconn bị buộc đóng cửa, đi bộ hàng dặm để trở về nhà sau khi nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất Trung Quốc xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới.

Và, ở trung tâm tài chính  Thượng Hải, mọi thứ vẫn ảm đạm. Ngay cả ở công viên giải trí Disneyland cũng trở nên vắng vẻ do chính quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn Covid-19, vào thứ Hai.

Ở nhiều nơi khác, việc đóng cửa, kiểm dịch bắt buộc, ban hành các sắc lệnh xét nghiệm hàng loạt vẫn không ngừng gia tăng. Việc hạn chế đi lại tiếp tục làm tê liệt hoạt động của các doanh nghiệp và cuộc sống hàng ngày của người dân mặc dù phần còn lại của thế giới chuyển sang giai đoạn sống chung với đại dịch.

Trung Quốc tự đưa mình vào "cái bẫy" zero-Covid do chính họ tạo ra - Ảnh 2.

Sau khi bùng phát dịch Covid tại một nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc, các công nhân rời khỏi nhà máy với tinh thần hoảng loạn.Nguồn ảnh: CNBC

Chính quyền vẫn trung thành với chính sách kiểm soát dịch

Thay vì nới lỏng các hạn chế Covid-19 như một số người đã hy vọng trong trước kỳ đại hội đảng 5 năm diễn ra một lần, nhà chức trách Trung Quốc lại tăng cường nghiêm ngặt hơn sau khi ông Tập, một ủng hộ sâu rộng chiến lược này, bắt đầu nhiệm kỳ thứ 3 của mình.

"Đại hội Đảng lần thứ 20 đã không đưa ra thời gian cụ thể để kết thúc chính sách 'zero-Covid'. Thay vào đó, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo các lệnh đã và sẽ ban hành", Yanzhong Huang, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, cho biết.

Đại hội đã ủng hộ ông Tập trở thành nhà lãnh đạo tối cao, và chứng kiến ông sắp xếp các đồng minh của mình vào vị trí các cấp cao nhất, bao gồm cả những người đã trung thành thực hiện các chính sách Covid-19 của ông.

Ông Huang nói: "Hệ sinh thái chính trị mới cũng tạo thêm động lực cho các chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp kiểm soát Covid hà khắc hơn".

"Một sự sốt sắng mới đối với chính sách này có thể được nhìn thấy rõ ràng nhất ở các thành phố nhỏ hơn. Trong khi các đô thị như Bắc Kinh và Thượng Hải có thể rút kinh nghiệm về các đợt bùng phát lớn để thực hiện các biện pháp giãn cách có mục tiêu hơn, thì các thành phố nhỏ hơn không có bí quyết này và có xu hướng theo đuổi các mục tiêu zero-Covid một cách tiêu cực và sâu rộng hơn", ông Huang nói.

'Rõ ràng là không hoạt động hiệu quả'

Chu kỳ lặp lại của việc đóng cửa, kiểm dịch và kiểm tra hàng loạt đang gây ra một thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và xã hội. Sự kiên nhẫn của công chúng ngày càng mất đi, và sự thất vọng đang gia tăng.

Trung Quốc tự đưa mình vào "cái bẫy" zero-Covid do chính họ tạo ra - Ảnh 3.

Các sắc lệnh giãn cách nghiêm ngặt và quá trình kiểm dịch bắt buộc khiến người dân mệt mỏi và mất niềm tin.

Hôm thứ Hai, tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, một người cha cầm dao lái xe qua trạm kiểm soát Covid-19 trong nỗ lực tuyệt vọng để mua sữa bột cho con trai mình. Đoạn video ghi lại hiện trường và vụ bắt giữ sau đó đã gây náo động trên mạng. 

Ngày hôm sau, cảnh sát địa phương cố gắng xoa dịu cơn nóng giận bằng cách nói rằng người đàn ông chỉ bị phạt 100 nhân dân tệ (13,75 USD) và "vấn đề về sữa bột" của con anh ta đã được "giải quyết đúng cách".

Hôm thứ Ba, cái chết của một đứa trẻ 3 tuổi ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, gây ra một sự phản đối kịch liệt khác, sau khi gia đình của đứa trẻ cho biết các biện pháp khóa cửa đã làm trì hoãn công việc của những nhân viên cấp cứu. Cảnh sát cho biết sau đó đứa trẻ đã tắt thở khi các nhân viên đến nơi và gia đình rằng xe cấp cứu đã bị gây cản trở. CNN đã liên hệ với các nhà chức trách Lan Châu để tìm hiểu nhưng chưa có phản hồi.

Trong một dấu hiệu khác cho thấy vấn đề này trở nên nhạy cảm như thế nào, chứng khoán Trung Quốc đã khởi sắc vào thứ Tư sau những tin đồn chưa được xác minh trên mạng xã hội rằng Trung Quốc đang thành lập một ủy ban để chuẩn bị chấm dứt chính sách zero-Covid.

Tuy nhiên, những tin đồn đó đã bị dập tắt khi Bộ Ngoại giao cho biết họ "không biết" về bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng họ không thấy động thái nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc lại các chính sách của mình.

Các quan chức y tế Trung Quốc khẳng định rằng việc thay đổi cách xử lý hiện nay sẽ có nguy cơ gia tăng số ca nhiễm và tử vong, có thể áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe mong manh của nước này.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã từ chối chấp thuận sử dụng vaccine mRNA được phát triển ở các nước phương Tây, vốn được chứng minh là có hiệu quả hơn so với vaccine được sản xuất và sử dụng ở Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cũng thiếu kế hoạch ứng phó khẩn cấp để đối phó với số ca nhiễm bệnh đang gia tăng.

Jin Dongyan, một nhà virus học tại Đại học Hồng Kông, cho biết những kịch bản thảm khốc như vậy có thể tránh được nếu có sự chuẩn bị thích hợp.

"Thay vì dành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc xét nghiệm, truy tìm thông tin, cách ly và áp đặt các biện pháp giãn cách, các nhà chức trách nên đưa ra các loại vaccine và liệu pháp kháng virus hiệu quả hơn, tăng tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi", Jin nói.

""Với khả năng miễn dịch được tăng cường, các trường hợp không có triệu chứng hoặc nhẹ có thể được phép chữa trị tại nhà, giải phóng không gian tại bệnh viện để điều trị các trường hợp nặng hơn", ông nói.

"Sử dụng các biện pháp ngăn chặn để đối phó với một căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong thấp và khả năng lây truyền cao như vậy không còn phù hợp. Cả thế giới đã từ bỏ cách tiếp cận này, không ai có thể chịu được, rõ ràng là nó không hoạt động hiệu quả", ông nói.

Nỗi lo sợ virus

Các chuyên gia cho biết, một rào cản khác đối với việc chấm dứt chính sách zero-Covid là nỗi sợ hãi lan tràn về virus trong số đông công chúng, được chính phủ Trung Quốc viện dẫn để biện minh cho các biện pháp kiểm soát khắc nghiệt của mình, các chuyên gia nói.

"Các nhà chức trách đã phóng đại mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong của Covid-19, nhấn mạnh các triệu chứng của Covid kéo dài. Nhiều người bình thường vẫn rất sợ virus, thậm chí những bệnh nhân Covid đã hồi phục bị kỳ thị và phân biệt đối xử nghiêm trọng", ông Jin nói.

Ông nói, một phần là do nỗi sợ hãi đã khiến hàng nghìn công nhân nhập cư phải chạy trốn khỏi nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu trong cơn hoảng loạn.

Video về những người đi bộ, kéo hành lý trên đường và băng qua các cánh đồng, đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc vào cuối tuần qua. Trịnh Châu, một thành phố có 12 triệu dân, đã áp dụng các biện pháp giãn cách toàn diện vào tháng trước sau khi xác định được hàng chục trường hợp Covid-19.

Cơ sở Foxconn đã chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát kể từ giữa tháng 10, mặc dù công ty không tiết lộ số ca nhiễm bệnh trong số công nhân của mình. Hôm thứ Tư, Khu Kinh tế Sân bay Trịnh Châu, nơi đặt nhà máy Foxconn, đã công bố các biện pháp giãn cách mới.

Cuộc tháo chạy của các công nhân Foxconn đẩy dịch ở Trịnh Châu trở thành tâm điểm chú và các cơ quan y tế của thành phố đã cố gắng xoa dịu nỗi sợ hãi của công chúng. Vào hôm thứ Hai, ủy ban y tế thành phố Trịnh Châu đã đăng một bài viết trên WeChat với tiêu đề: "Covid-19 không khủng khiếp như vậy, vẫn có thể phòng ngừa và điều trị được".

Ông Huang, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết những quan niệm sai lầm về virus sẽ làm phức tạp thêm vấn đề cho đến một lúc nào đó Trung Quốc quyết định kết thúc chính sách giãn cách Covid-19.

Ông nói: "Ngay cả khi trong tương lai, Trung Quốc muốn thay đổi câu chuyện và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, thì một số người có thể sẽ không quan tâm đến câu chuyện mới".

Khi mùa Đông đến gần, các chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi một làn sóng lây nhiễm mới và rồi sẽ lại có một chu kỳ đóng cửa hà khắc hơn.

Trung Quốc đã báo cáo 2.755 ca lây nhiễm cục bộ ngày thứ Ba, con số hàng ngày cao nhất kể từ tháng 8.

Đánh giá tình hình ở Trung Quốc, Ông Jin nói: "Sớm muộn gì cũng sẽ có một đợt bùng phát lớn". 

(Nguồn: CNN)

THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement