Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu để đối phó với tình trạng thiếu thực phẩm do COVID-19

Chính sách - Hạ tầng

13/03/2020 13:55

Trung Quốc giảm thuế suất đối với nhiều mặt hàng thực phẩm nhập khẩu với hy vọng thúc đẩy ngoại thương và đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm bị thiếu nguồn cung.

Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, việc giảm thuế suất tạm thời được áp dụng cho tổng số 859 mặt hàng nhập khẩu, mức thuế giảm tạm thời được áp dụng cùng lúc với mức thuế suất từ các quốc gia được ưa chuộng nhất (MFN).

Trong số 859 mặt hàng này, hơn 80 mặt hàng liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Điều này dẫn đến dự đoán rằng các công ty thực phẩm và đồ uống trong nước sử dụng nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế.

28fff1ac-150f-11e6-95eb-aaf30b46b489_image_hires
Trung Quốc giảm thuế hơn 80 mặt hàng liên quan thực phẩm.

Thuế suấttừ các quốc gia được ưa chuộng nhất là thuế áp đặt đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên WTO. Điều này đồng nghĩa với việc mức giảm thuế sẽ được áp dụng với hầu hết các đối tác thương mại quốc tế của Trung Quốc. Thông thường, chỉ các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc như ASEAN, Australia và Hàn Quốc sẽ được ưu đãi mức thuế thấp hơn so với thuế suất từ các quốc gia được ưa chuộng nhất.

Do đó, mức thuế giảm tạm thời đối với các sản phẩm thực phẩm dự kiến ​​sẽ là một biện pháp tạm thời được thi hành trong một khoảng thời gian nhất định nhưng chưa công bố ngày kết thúc.

Để tăng cường nhập khẩu, kích thích tiềm năng nhập khẩu và tối ưu hóa cơ cấu hoạt động liên quan, Trung Quốc sẽ áp dụng mức thuế tạm thời thấp hơn mức thuế suất MFN đối với hơn 850 mặt hàng. Hơn thế nữa, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường nội địa, giải quyết tình trạng thiếu hụt sản phẩm trong nước, mức điều chỉnh thuế sẽ được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu như: thịt lợn đông lạnh, bơ đông lạnh và nước cam không đông lạnh.

Theo danh sách các mặt hàng được công bố, mức thuế đối với thịt lợn đông lạnh đã giảm từ 12% xuống 8%, bơ đông lạnh giảm từ 30% xuống 7% và nước cam giảm từ 30% xuống 15%.

Mặt hàng thịt lợn sẽ nằm trong danh sách giảm thuế do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thịt lợn nội địa dẫn đến sự thiếu hụt sản phẩm, do đó nhu cầu nhập khẩu sản phẩm là rất lớn.

Các mặt hàng thực phẩm đáng chú ý khác trong danh sách bao gồm các loại cá đông lạnh, hải sản, các loại hạt tươi/khô, thảo mộc, bia, rượu và các sản phẩm khác. Mức giảm thuế ở mức tối thiểu từ 1% (đối với sản phẩm cá ngừ đông lạnh) đến mức cao nhất lên tới 51% (Các loại rượu Vermoth đóng chai cỡ nhỏ hoặc các loại rượu tương tự có mức giảm thuế từ 65% xuống 14%).

Ngoài ra, bốn loại mặt hàng thực phẩm và đồ uống sẽ chịu sự quản lý hạn ngạch thuế quan gồm lúa mì, ngô, lúa gạo và đường. Trong số này, đường bị áp thuế cao nhất ở mức 15%.

Các quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại với Trung Quốc cũng được hưởng lợi

Các quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại (FTA) với Trung Quốc hoặc đã ký những thỏa thuận về thuế khác với Trung Quốc vẫn sẽ được hưởng lợi từ lần điều chỉnh thuế quan này.

Bộ Tài Chính Trung Quốc cho biết, ngoài các mức thuế đã được thỏa thuận giữa Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào có thỏa thuận với Trung Quốc, từ ngày 1/1/2020, mức thuế thấp hơn sẽ được áp dụng cho các quốc gia như New Zealand, Peru, Costa Rica, Thụy Sĩ, Iceland, Singapore, Australia, Hàn Quốc và Pakistan dựa trên thương mại song phương và Hiệp định thương mại châu Á – Thái Bình Dương mà Trung Quốc đã ký.

Nếu mức thuế suấttừ các quốc gia được ưa chuộng nhất được áp đặt cho một mặt hàng thấp hơn hoặc bằng với mức thuế được cam kết trong bất kỳ thỏa thuận nào, mức thuế trong thỏa thuận sẽ được ưu tiên. Nếu mặt hàng liên quan không được nêu trong thỏa thuận, mức thuế thấp hơn sẽ được áp dụng.

Tại cuộc họp trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đề nghị Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường… Tiếp tục triển khai các Đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc, ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 và công bố mở cửa lại bình thường.

Đồng thời chuẩn bị sẵn cả phương án, kịch bản nhu cầu nông sản, thủy sản của nhiều địa phương có dịch Covid-19 sẽ tăng cao sau khi hết dịch. Thời gian qua, nhiều địa phương của Trung Quốc, như tỉnh Hồ Bắc đã thực hiện nghiêm việc cách ly, nông dân không sản xuất trên đồng ruộng; dẫn đến thiết thụt cân đối lương thực, thực phẩm và phải nhập khẩu.


VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement