Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc chạy đua để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản trị giá 446 tỷ USD

Kinh tế thế giới

23/11/2023 20:00

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước. Điều này làm tăng áp lực lên các ngân hàng nhằm bù đắp khoản thiếu hụt ước tính 446 tỷ USD.

Các nhà hoạch định chính sách đang hoàn thiện danh sách dự kiến gồm 50 nhà phát triển đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, trong số đó bao gồm Country Garden Holdings và Sino-Ocean Group. 

Bắc Kinh đang ra hiệu sẽ chuyển sang giúp đỡ một số nhà xây dựng đang khó khăn nhất. Trong khi đó, các nhà lập pháp hàng đầu của nước này cho biết các ngân hàng nên tăng cường nguồn vốn cho các nhà phát triển để giảm nguy cơ vỡ nợ và đảm bảo tiến độ các dự án.

Lu Ting, nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc, cho biết: "Đảm bảo những ngôi nhà chưa hoàn thiện được đến tay người mua là một vấn đề quan trọng. Đó là sự tin tưởng của người dân đối với chính phủ và ngân hàng".

Khi Bắc Kinh tăng cường mở rộng hỗ trợ cho nền kinh tế, lĩnh vực bất động sản cũng đang nhận được những trợ giúp mở rộng, từ đó giảm gánh nặng tài chính vốn đã tồn tại nhiều năm qua.

Mặc dù cổ phiếu và trái phiếu của các nhà phát triển đã tăng, nhưng vẫn chưa rõ liệu các biện pháp mới nhất có đủ để khôi phục niềm tin hay không. Việc chuyển nhiều gánh nặng hơn cho người cho vay cũng đi kèm với rủi ro.

Trung Quốc chạy đua để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản trị giá 446 tỷ USD- Ảnh 1.

Cổ phiếu của ngành ngân hàng đã bị ảnh hưởng.

Ngành ngân hàng trị giá 56.000 tỷ USD đang phải chật vật trước lãi suất giảm và nợ xấu gia tăng, kể từ khi các chính sách này được chính quyền soạn thảo nhằm hỗ trợ nền kinh tế và ngăn chặn rủi ro từ lĩnh vực bất động sản lan toả ra bên ngoài.

Các nhà chức trách đã yêu cầu các ngân hàng cắt giảm lãi suất tiền gửi 3 lần trong năm qua để giảm bớt áp lực đòn bẩy. Trung Quốc cũng nới yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng 2 lần trong năm nay để tăng khả năng cho vay.

Cổ phiếu của ngành ngân hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ số Bloomberg của các ngân hàng Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã giảm tới 18% trong năm nay so với mức cao nhất hồi tháng 5, trong khi bốn ngân hàng nhà nước lớn vẫn ở mức định giá thấp kỷ lục. 

Các quan chức cho biết, việc tăng cường hỗ trợ sẽ xoa dịu những dự đoán hoảng loạn của các hộ gia đình. Trong khi đó, những bình luận của các quan chức có quyền giám sát đối với các ngân hàng trung ương đã tạo thêm áp lực buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải hành động nhiều hơn để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.

Steven Leung, giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian, cho biết: "Giống như Morphine, điều này giúp giảm bớt nỗi đau nhưng cần có thời gian để phục hồi, điều này nhằm đảm bảo thực hiện các dự án còn dang dở và ngăn chặn những lo lắng ngày càng tồi tệ về triển vọng kinh tế của Trung Quốc". 

Nhưng nhiệm vụ ổn định lĩnh vực bất động sản vẫn còn nhiều thách thức. Nomura ước tính rằng tổng số tiền thiếu hụt để hoàn thiện các đơn vị nhà ở còn lại sẽ vào khoảng 3.200 tỷ CNY (446 tỷ USD).

Các nhà chức trách cho rằng mọi rủi ro do vấn đề thanh khoản của Country Garden gây ra sẽ không lan sang nền kinh tế rộng lớn hơn, ba nguồn tin nói với Reuters trong tháng này khi có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh các kế hoạch giải cứu khác nhau.

Country Garden từ chối bình luận. Sino-Ocean và CIFI đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi từ báo chí. Bloomberg cho biết, các cơ quan quản lý sẽ hoàn thiện danh sách và phân phối cho các ngân hàng và tổ chức tài chính khác trong vòng vài ngày.

Trung Quốc chạy đua để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản trị giá 446 tỷ USD- Ảnh 2.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Từng là nhà phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Country Garden đã bỏ lỡ khoản thanh toán lãi trái phiếu vào tháng 10, dẫn đến các điều khoản vỡ nợ.

Hiện chưa rõ biện pháp cụ thể nào sẽ được thực hiện để hỗ trợ các nhà phát triển trong danh sách dự thảo.

Hao Hong, nhà kinh tế trưởng tại Grow Investment Group cho biết, để các chính sách mới nhất có hiệu quả, chính quyền sẽ cần buộc các ngân hàng phải tuân thủ.

"Nếu chỉ có ưu đãi mà không có quy định bắt buộc thì có lẽ sẽ vô ích. Cần có những quy định cứng rắn, vì nếu không thì tại sao người đứng đầu ngân hàng lại phải mạo hiểm như vậy", ông nói. 

Ting Meng, chuyên gia phân tích tín dụng tại Ngân hàng ANZ, cho rằng đối với các nhà phát triển bất động sản không trả được nợ, những khoản tiền mặt mới được rót vào nên được ưu tiên vào việc bàn giao nhà hơn là trả nợ.

Các biện pháp trước đây của Trung Quốc phần lớn đã thất bại trong việc ngăn chặn sự sụt giảm trên thị trường. Các chính sách nhỏ giọt bao gồm nới lỏng thế chấp cho người mua nhà, giảm tiền đặt cọc, giảm thuế thu nhập, thúc đẩy nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và nhà ở giá rẻ, cùng cam kết cho vay đặc biệt trị giá 200 tỷ CNY để đảm bảo các dự án được chuyển giao.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement