Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triều Tiên vật lộn với tình trạng thiếu lương thực dù nhập khẩu phục hồi

Kinh tế thế giới

13/07/2023 14:27

Mặc dù hàng nhập khẩu của Triều Tiên như xe hơi và thuốc lá từ Trung Quốc đã tăng trở lại so với trước đại dịch, nhưng các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm và quần áo vẫn giảm dần so với trước đây gây ra nạn đói ngay cả ở Bình Nhưỡng.

Nhập khẩu của Triều Tiên từ nước láng giềng Trung Quốc, nơi Bình Nhưỡng giao thương hơn 90%, đã tăng 170% trong năm từ tháng 1 đến tháng 5 lên 768,68 triệu USD, đạt 82% so với mức năm 2019.

Dựa trên phân loại của Nikkei về khoảng 700 sản phẩm được bảo đảm rủi ro, nhập khẩu của các hãng xe đã tăng 82% từ năm 2019 lên 26,5 triệu USD. Nhập khẩu tăng 20% đối với thuốc lá, 68% đối với phân bón, 67% đối với thuốc và thiết bị y tế.

Tuy nhiên, các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, bao gồm các mặt hàng chủ lực như gạo và lúa mì cùng với gia vị và dầu ăn, chỉ bằng 74% so với năm 2019. Quần áo và đồ gia dụng như thiết bị gia dụng và nhu yếu phẩm hàng ngày thậm chí còn thấp hơn so với mức tương ứng là 62% và 49%. 

Mặc dù Triều Tiên tự sản xuất phụ tùng ô tô, nhưng giá cao khiến việc mua từ Trung Quốc sẽ tiết kiệm hơn. Các phương tiện đã hoàn thiện như ô tô từ Anh, hay xe chở khách và thiết bị xây dựng của Trung Quốc được nhìn thấy ở Sinuiju cũng được nhập khẩu. 

Mitsuhiro Mimura, chuyên gia về Triều Tiên và là giáo sư tại Đại học tỉnh Niigata, Nhật Bản, cho biết: "Triều Tiên đang gấp rút thay xe tải và xe đạp, vốn đã bị đình trệ trong thời kỳ phong tỏa biên giới. Đây rõ ràng là để giúp phục hồi khả năng tải của các phương tiện giao thông tiện lợi của nước này". 

Triều Tiên vật lộn với tình trạng thiếu lương thực dù nhập khẩu phục hồi - Ảnh 1.

Nhập khẩu xe hơi của Triều Tiên từ Trung Quốc là nỗ lực tăng cường khả năng vận tải của mình. Ảnh: Nikkei

Trong khi đó, lương thực vẫn khan hiếm. Các chuyên gia cho biết tình trạng mất an ninh lương thực ở Triều Tiên ngày càng tồi tệ, nhất là trong bối cảnh quốc gia này đang bị ảnh hưởng vì phong tỏa do Covid-19 và đối mặt các lệnh trừng phạt vì phát triển vũ khí hạt nhân.

Cuộc sống của giới thượng lưu có rất ít thay đổi, nhưng người dân nghèo ở Bắc Triều Tiên phải đối mặt với một tình huống thảm khốc. Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc cho biết, sản lượng nông nghiệp năm ngoái giảm 180.000 tấn xuống còn 4,51 triệu tấn, gây nên tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. 

Theo dữ liệu trước đây, trong giai đoạn 2012-2021, Triều Tiên ước tính đã sản xuất từ 4,4 triệu tấn đến 4,8 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm.

Tuy nhiên, Triều Tiên cần khoảng 5,5 triệu tấn ngũ cốc để nuôi sống 25 triệu dân mỗi năm, do đó, nước này thiếu khoảng 1 triệu tấn trong năm nay. Kwon Tae-jin, nhà kinh tế tại Viện GS&J tư nhân ở Hàn Quốc cho biết trong những năm qua, việc thiếu hụt lương thực chỉ được bù đắp một nửa bằng việc mua ngũ cốc từ Trung Quốc, phần còn lại vẫn chưa có cách nào giải quyết.

Giá ngô tăng cao nhất ở nước này trong nhiều năm và số người chết vì đói được cho là đã tăng gấp ba lần so với một năm bình thường. Tội phạm bạo lực được báo cáo tăng vọt khi mọi người đang đấu tranh để tồn tại.

Theo CNA đưa tin, vào tháng 5 có tới 30% nông dân ở các tỉnh phía bắc Ryanggang và Chagang không đủ sức để làm việc vì đói. 

Triều Tiên vật lộn với tình trạng thiếu lương thực dù nhập khẩu phục hồi - Ảnh 2.

Nạn đói đã xuất hiện ngay cả ở Bình Nhưỡng. Chính phủ Triều Tiên đã kiểm tra việc bán thực phẩm của các thị trường tư nhân. Ảnh: Nikkei

Park Too-jin, người đứng đầu Viện Quốc tế Hàn Quốc có trụ sở tại Tokyo, cho biết vào năm 2020, chính phủ Triều Tiên đã mở các cửa hàng thực phẩm do nhà nước điều hành để bán gạo và ngô với giá thấp hơn thị trường. 

Động thái này nhằm giám sát thị trường tư nhân và kiểm soát giá cả, hạn chế mạnh việc bán thực phẩm tại các chợ. Dựa trên hình ảnh vệ tinh, nhà phân tích Jacob Bogle về Triều Tiên cho biết chợ ở Bình Nhưỡng và các nơi khác đã đóng cửa từ năm 2021 đến tháng 4/2023. 

Triều Tiên đang hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm ngặt đối với các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Thêm vào đó, tình hình thương mại biên giới hầu như chững lại do áp dụng các lệnh phong tỏa chống dịch.

Park cho rằng, Triều Tiên nên chấm dứt phong tỏa biên giới và tiếp nhận viện trợ lương thực từ Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

(Nguồn: Nikkei)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement