Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM không còn quận, huyện thuộc vùng cam nhưng vẫn là ổ dịch lớn nhất nước

Chính sách - Hạ tầng

22/11/2021 15:58

Theo công bố của Sở Y tế, TP.HCM có 11 quận huyện đạt vùng xanh (cấp 1), 11 địa phương vùng vàng (cấp 2) và không còn đơn vị cấp huyện vùng cam (cấp 3).

 Các quận, huyện ghi nhận dịch ở cấp 1 là quận 1, 4, 6, 7, 8, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Củ Chi. 11 địa phương cấp 2 là quận 3, 5, 10, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.

Có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 5 và Phú Nhuận (cấp 1 lên cấp 2); 4 địa bàn giảm cấp độ dịch là 11, Bình Thạnh, Củ Chi (từ cấp độ 2 xuống cấp 1) và Cần Giờ (từ cấp 3 xuống cấp 2).

cap-do-dich-tp-hcm-8284-1637554729.jpg

Ở cấp phường, xã, có 150/312 địa phương ở cấp 1; 157 địa phương cấp 2; 5 phường, xã ở cấp độ 3: phường 13, phường 15 quận 10; An Thới Đông, Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ; thị trấn Nhà Bè.

Có 25 phường, xã giảm cấp độ dịch và 37 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

Theo đồ cấp độ dịch toàn quốc, TP.HCM thuộc cấp 2, vùng vàng, thuộc mức nguy cơ trung bình, không thay đổi so với tuần trước.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đến nay, TP.HCM ghi nhận hơn 456.000 ca nhiễm.

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine là 99,92% (đạt 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều là 97,23% (đạt 80%).

Tuy không còn vùng da cam nhưng TP.HCM vẫn đang là điểm nóng dù ngành y tế đã có nhiều giải pháp và chủ trương thích nghi an toàn với dịch bệnh. Nhưng, do TP.HCM là đầu mối giao thương  lớn nhất nước cùng với lực lượng lao động đông nên mầm bệnh trong cộng đồng vẫn mức cao.

TP.HCM vẫn ghi nhận số lượng F0 mới và tỷ lệ tử vong cao nhất cả nước. Đáng lo ngại, khoảng 2 tuần gần đây, số ca bệnh mới tại thành phố tăng trở lại, trung bình trên 1.000 ca/ngày.

Ngành y tế TP.HCM đã chuẩn bị sẵn sàng nhiều kịch bản để ứng phó với diễn biến dịch. Thành phố cũng tăng cường thêm thuốc Molnupiravir để cấp cho F0 tại nhà, kích hoạt hệ thống chăm sóc, tư vấn cho F0 và kéo giảm tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất.

Hiện, TP.HCM đã chuẩn bị kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu ICU tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong tình hình dịch ở cấp độ 4.

Ngoài ra, toàn địa bàn cũng xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm trong cộng đồng.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement