09/07/2021 13:04
TP.HCM có thêm 479 người dương tính COVID-19 trong 6 giờ qua
Theo bản tin của Bộ Y tế, trưa 9/7, Việt Nam ghi nhận thêm 609 bệnh nhân COVID-19 trong đó có6 ca nhập cảnh được cách ly, 603 ca tại 13 tỉnh, thành và TP.HCM vẫn là nơi có số ca mắc cao nhất với 479.
Trong số các ca dương tính tại TP.HCM có 372 ca là các trường hợp trong khu cách ly, vùng đã phong tỏa; 107 ca đang được điều tra dịch tễ.
Số ca còn lại ghi nhận tại Bình Dương 66 ca, Đồng Nai 17 ca, Bắc Giang 9 ca, Trà Vinh 8 ca, Bắc Ninh, Quảng Ngãi 7 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 4 ca, Hà Nội 2 ca, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Thanh Hóa đều ghi nhận 1 ca; trong đó 480 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Hiện Việt Nam có tổng cộng 23.513 ca ghi nhận trong nước và 1.906 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 21.943, trong đó, 6.176 bệnh nhân đã được công bố khỏi COVID-19.
Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam, Lào Cai.
Sáng nay, Việt Nam tiếp nhận 580.000 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca. Đây là lô vaccine thứ ba về Việt Nam trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford.
Ngoài ra, sáng cùng ngày Việt Nam tiếp nhận thêm 600.000 lô vaccine do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam. Như vậy hiện Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 6 triệu liều vaccine COVID-19 trong đó gần 2,5 triệu liều do COVAX Facility hỗ trợ, hơn 980.000 liều đặt mua thông qua công ty VNVC, khoảng 2,5 triệu liều vaccine do các nước tặng, hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech.
Dự kiến cuối tuần này, thêm 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Moderna cũng về đến Việt Nam.
Theo kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021-2022 được Bộ Y tế công bố ngày 8/7, Việt Nam đặt mục tiêu tiêm phủ 50% dân số trên 18 tuổi trong năm 2021 và phủ 70% dân số vào tháng 4/2022.
Chiến dịch tiêm chủng sẽ được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022, tại cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện tại tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và lưu động) với khoảng 19.000 điểm tiêm chủng tại các cơ sở công lập và tư nhân, trong và ngoài ngành y tế.
16 đối tượng sẽ được tiêm COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng 2021- 2022:
Cán bộ y tế; người tham gia công tác phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm việc ở khu cách ly, điều tra dịch tễ...
Lực lượng công an; quân đội; cán bộ ngoại giao, giáo viên, học sinh, sinh viên, cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, người cung cấp dịch vụ thiết yếu ( hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước)… ;
Người mắc bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi; người sinh sống ở vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách, người bán hàng ăn, buôn bán ở chợ, xây dựng, lao động tự do; người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài...;
Các chức sắc, chức việc các tôn giáo và các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vaccine cho Bộ Y tế...
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp