Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đưa Mỹ trở lại TTP?

Kinh tế thế giới

21/12/2020 14:28

Trong bối cảnh ông Biden dự kiến sẽ đảo ngược những chính sách gây tranh cãi của ông Trump, liệu ông có bắt đầu nỗ lực này bằng cách khôi phục cam kết của Mỹ với TPP hay không?

Ngày 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu nhiệm kỳ với việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Điều này đã báo hiệu một sự leo thang căng thẳng bao trùm các mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương: những lời đe dọa của Mỹ rút khỏi một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, những khoản thuế áp lên các mặt hàng thép và nhôm của các đồng minh lâu năm như Nhật Bản; và một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Trung Quốc.

Gần đây nhất, Việt Nam và các chính sách tiền tệ dường như cũng đang bị nhắm đến. Tổng thống đắc cử Joe Biden đã chỉ trích gay gắt cách tiếp cận của Trump, nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh. Ông từng là phó Tổng thống của một chính quyền luôn tự hào về chính sách “Xoay trục sang châu Á”.

Trong bối cảnh ông Biden dự kiến sẽ đảo ngược những chính sách gây tranh cãi của ông Trump, liệu ông có bắt đầu nỗ lực này bằng cách khôi phục cam kết của Mỹ với TPP hay không?

Mỹ sẽ gia nhập một TPP-2 dưới thời Joe Biden? Ảnh minh họa.
Mỹ sẽ gia nhập một TPP-2 dưới thời Joe Biden? Ảnh minh họa.

Năm 2016, có những đồn đoán cho rằng nếu bà Hillary Clinton đắc cử, bà sẽ kêu gọi tiến hành các cuộc tái đàm phán nhỏ về TPP và tận dụng những thay đổi sau đó làm cái cớ để đảo ngược lập trường trong chiến dịch tranh cử của bà.

Đây là cách làm từng được cựu Tổng thống Bill Clinton tiên phong thực hiện với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1992 - 1993.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ không dễ gì để có thể nhanh chóng quay trở lại TPP được. Năm 2015, bà Hillary Clinton đã có một động cơ để quay lưng lại với thỏa thuận mà bà đã hỗ trợ đàm phán, đó là khi thương mại đã trở thành vật tế thần cho những bất mãn của công chúng về các điều kiện kinh tế, đặc biệt là trong các nhóm chủ chốt ủng hộ đảng Dân chủ của bà.

Mặc dù các cuộc khảo sát ý kiến của công chúng Mỹ cho thấy tỉ lệ tín nhiệm trong vấn đề thương mại đã tăng đáng kể từ năm 2016, song nó đã sụt giảm vào năm 2020. Có lẽ do nhận thức được những mối lo ngại vẫn đang tiếp diễn của giới lao động, ông Biden đã thực hiện một chiến dịch hoài nghi thương mại.

Ông ủng hộ việc “mua hàng Mỹ” và không “quay trở lại TPP”, đồng thời hứa hẹn sẽ giải quyết những mối lo ngại ở trong nước của giới công nhân trước khi ông bước vào những thỏa thuận thương mại mới. Thái độ ác cảm với TPP liên quan nhiều đến tính biểu tượng hơn là nội dung thực sự của nó.

Cùng với NAFTA, TPP bị coi là sự tượng trưng cho các lực lượng nước ngoài đang cướp đi việc làm của các nhà máy ở Mỹ. Sự không gắn kết giữa tính tượng trưng và thực tế này được phơi bày khi NAFTA được Trump sửa đổi, thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada, lại đi "vay mượn" những chính sách của TPP.

Tháng này, Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Tammy Duckworth đã phát biểu về lý do Mỹ cần một “thỏa thuận giống như TPP ở Thái Bình Dương”. Cả bà và những người lãnh đạo đảng Dân chủ khác đều có vẻ không hài lòng để cho CPTPP là một sự thay thế đầy đủ. Chính sách thương mại Mỹ dựa theo luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA), hoặc luật tương tự đại diện cho quyền hiến pháp của nhánh hành pháp trong Quốc hội, để thiết lập chính sách thương mại.

Việc TPA vắng mặt trong hầu hết nhiệm kỳ của Obama là một nhân tố quan trọng gây ra tình trạng trì hoãn việc hoàn tất và quan tâm đến TPP tại Mỹ. Phiên bản hiện nay của TPA dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 1/7/2021.

Đối với ông Biden, để có thể tham gia các cuộc đàm phán nghiêm túc về việc gia nhập CPTPP hoặc một TPP-2, ông sẽ cần phải mở rộng vốn liếng chính trị trong các thỏa thuận thương mại ngay trong giai đoạn đầu quan trọng của nhiệm kỳ của mình, tức là điều mà chính ông từng thề sẽ không làm. Nếu xét về tuổi tác của vị tổng thống đắc cử, hiện chưa rõ ông có theo đuổi một nhiệm kỳ thứ 2 hay không.

Năm 2020, TPP bị biến đổi thành CPTPP.
Năm 2020, TPP bị biến đổi thành CPTPP.

Vì thế, ông có thể sẽ chỉ có một nửa số thời gian mà cựu Tổng thống Obama đã có để đàm phán và hoàn tất một thỏa thuận quan trọng. Hiện nay, thế giới đang có nhiều biến động. Năm 2020, không chỉ TPP bị biến đổi thành CPTPP, mà nhiều nước tham gia TPP cũng vừa tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Mặc dù có thể có những ý kiến ủng hộ đưa Mỹ quay trở lại TPP, song không có nhiều sự sốt sắng dành cho những cuộc đàm phán mới. Cũng chưa rõ các quốc gia khác sẽ phản ứng thế nào với tiền lệ mới mà trong đó những cuộc đàm phán thương mại kéo dài hàng năm lại có thể bị lật đổ chỉ bằng một cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, điều đã từng không đúng với NAFTA, Hội nghị Bàn tròn Uruguay và việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Trước những chỉ trích mà TPP từng phải hứng chịu, chính quyền Biden sẽ muốn có nhiều sự ủng hộ hơn trước, song khả năng là điều đó còn ít đi.

Trên mặt trận địa chính trị, sẽ có một mong muốn khẳng định vị thế của Mỹ, đặc biệt là tại châu Á-Thái Bình Dương và mong muốn tái thiết lập Mỹ với tư cách một đồng minh đáng tin cậy. Trên tất cả, Mỹ sẽ mong muốn tìm được những phương thức hiệu quả hơn để chi phối cách hành xử kinh tế của Trung Quốc.

Liệu những sức mạnh này có được khôi phục dưới thời chính quyền Joe Biden hay không? Bằng chứng rõ ràng nhất đã được thể hiện trong chính quyền mà Biden phục vụ 8 năm trên cương vị phó Tổng thống.

Bài học khi đó chính là tùy cơ ứng biến. Hãy xúc tiến những hành động mang tính biểu tượng thể hiện bổn phận của Mỹ với khu vực, chẳng hạn như khởi xướng các cuộc đối thoại mới hoặc bổ nhiệm một “ông hoàng về châu Á” trong Hội đồng An ninh Quốc gia, đồng thời trì hoãn những hành động rủi ro về chính trị như là tái gia nhập TPP.

Không may là một bài học khác cũng rút ra từ chính quyền Obama lại cho thấy bản thân chính sách trì hoãn này cũng chứa đựng những rủi ro của nó. Một cuộc đàm phán gay gắt tại Hawaii, một vài sai lầm chính trị, và Mỹ đã nằm ở bên ngoài TPP. Sẽ cần thời gian để xem liệu Tổng thống đắc cử Biden có đưa Mỹ đi đúng vào con đường cũ này hay không.

Nguồn: Eastasiaforum/TTXVN

P.P
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement