27/10/2023 08:46
Thương hiệu nào đang chiến thắng trên mạng xã hội Trung Quốc
Trong khi Trung Quốc bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế trong những tháng gần đây, lĩnh vực thời trang và bán lẻ của quốc gia này vẫn là thị trường quan trọng cho các thương hiệu xa xỉ toàn cầu. Dior nổi lên như người chiến thắng rõ ràng nhất trên mạng xã hội Trung Quốc trong quý 3 năm 2023.
Thương hiệu xa xỉ của Pháp đứng đầu trong chỉ số xếp hạng các thương hiệu dựa trên mức độ tương tác, bài đăng và lượt truy cập của người dùng trên các nền tảng bao gồm Xiaohongshu, Weibo, WeChat và Douyin. Trong khi đó, Louis Vuitton và Gucci lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba.
Trong số các thương hiệu đang phát triển, nhãn hiệu xa xỉ Loewe của Tây Ban Nha đã tăng 13 bậc, lên vị trí thứ chín kể từ bảng xếp hạng của quý 2, nhà sản xuất phụ kiện Bally và thương hiệu giày Christian Louboutin lần lượt tăng lên vị trí thứ sáu và thứ bảy.
Theo Thomas Piachaud, người đứng đầu chiến lược tại Re-Hub, hiệu quả hoạt động của các thương hiệu quốc tế tại thị trường Trung Quốc là yếu tố quan trọng quyết định cách thức họ phát triển trên toàn cầu. Và phân tích trên mạng xã hội được thực hiện thông qua Compass China Luxury Index là một cách để đánh giá sự thành công của một thương hiệu.
Về phương pháp xếp hạng, Piachaud giải thích rằng hiệu suất thương hiệu, mức độ tương tác, bài đăng và lượttruy cập thông qua các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu và kiếm được trên WeChat, Weibo, Xiaohongshu và Douyin đều được kiểm tra và xác minh rõ ràng.
Piachaud cho biết: "Mỗi nền tảng và số liệu được xếp hạng riêng lẻ, sau đó được tính trung bình trong quý để tạo thành thứ hạng tổng thể. Các thương hiệu được tương tác nhiều hơn trong quý và được người tiêu dùng nhắc đến nhiều hơn một cách tự nhiên trong suốt các tháng sẽ tìm được thứ hạng cao hơn".
Năm thương hiệu hàng đầu trong danh sách là Dior, Louis Vuitton, Gucci, Chanel và Prada đã tỏ ra nhất quán và kiên định trong những quý vừa qua, với sự góp mặt của những chiến dịch quảng bá tiêu biểu. Dior giành chiến thắng trong số tất cả các thương hiệu thời trang và phụ kiện ở Trung Quốc với tư cách là thương hiệu tổng thể hàng đầu trong ba quý vừa qua.
Các chiến dịch quảng bá của Dior thường quy tụ nhiều ngôi sao của làng giải trí Hoa ngữ, với sự góp mặt của nữ diễn viên Chương Tử Di, cũng như đại sứ thương hiệu Lưu DIệc Phi. Các buổi phát trực tiếp trên Weibo thu hút hơn 52 triệu người xem, trong khi các hashtag cũng đã tạo ra hơn 180 triệu lượt đọc trong khoảng hai ngày.
Đáng chú ý, Loewe đã vươn lên vị trí thứ 9 trên bảng chỉ số. Nhà thời trang Tây Ban Nha gần đây đã tương tác với người tiêu dùng văn hóa thông qua chiến dịch Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc. Loewe đã gây ấn tượng trong quý này với sự tập trung mạnh mẽ vào sản phẩm và thông báo về đại sứ của họ là Dương Mịch.
Tuy nhiên, các thương hiệu khác đã giảm chỉ số. Kate Spade là một trong những thương hiệu xa xỉ có giá cả phải chăng đã tụt hơn 10 bậc trong danh sách 160 thương hiệu mạnh. Trong những tháng gần đây, các nhãn hiệu như Michael Kors, Coach và Kate Spade nói trên đã chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm ở Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, đã có sự phân chia đáng chú ý trong chi tiêu của người tiêu dùng xa xỉ khi quá trình phục hồi sau đại dịch diễn ra. Giới thượng lưu giàu có tiếp tục duy trì mức chi tiêu xa xỉ ở mức cao, trong khi người tiêu dùng trung lưu, những người đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế chẳng hạn như tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng thì ngày càng trở nên hạn chế hơn trong việc lựa chọn mua sắm.
Cuối cùng, các thương hiệu sẽ cần phải tiến hành các chiến lược một cách thận trọng trong những tháng tới, vì năm 2024 đang đến gần và Trung Quốc phải đối mặt với những tình huống bất ổn kinh tế hơn nữa.
(Nguồn: Bussines consider)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement