Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam giá hơn 3.000 USD một liệu trình

Sức khỏe

09/09/2021 17:47

Việt Nam đang sử dụng hai loại thuốc kháng virus điều trị COVID-19, là remdesivir tiêm tĩnh mạch, giá gốc 3.120 USD một liệu trình 5 ngày, và molnupiravir viên uống, giá khoảng 700 USD một liệu trình.

Theo đó, Remdesivir là loại thuốc kháng virus đầu tiên được Việt Nam sử dụng. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất đưa remdesivir vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 và sử dụng tại một số cơ sở y tế.

Việt Nam có một triệu lọ remdesivir do doanh nghiệp tặng và hỗ trợ từ Ấn Độ. Hiện 460.000 lọ đã về Việt Nam, số còn lại sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.

Hiện gần 230.000 lọ thuốc remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị COVID19, trong đó số lượng phân bổ dành phần lớn cho các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 tại TP.HCM và các địa phương có số ca mắc nhiều.

1.jpeg

Remdesivir là thuốc kháng virus, được FDA phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân COVID-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020 và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

Ngoài remdesivir dạng nước, phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, thuốc này cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô, dễ bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn. Thuốc khô giúp bệnh viện điều trị bệnh nhân dễ dàng bảo quản, nhất là các bệnh viện dã chiến.

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Gilead Sciences, ông Daniel O'Day, thuốc remdesivir bán với giá 520 USD/lọ, hoặc liệu trình 5 ngày giá 3.120 USD.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Remdesivir được chỉ định với người mắc COVID-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp, thở oxy, thở oxy dòng cao (HFNC) hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh. Thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

Ngoài thuốc remdesivir, thuốc Molnupiravir là loại thuốc kháng virus thứ hai được Việt Nam được sử dụng trong điều trị COVID-19. Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa.

 Đây là loại thuốc dễ dàng được sử dụng qua đường uống, dùng điều trị giai đoạn đầu của bệnh. Hiện Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc molnupiravir điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, tương đương 700 USD/liệu trình.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng molnupiravir. Các triệu chứng từ vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở.

 Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra, giám sát việc cung cấp bữa ăn cho nhân viên y tế, tình nguyện viên khi tham gia chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế tại TP.HCM đã có công văn gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, đề nghị tăng cường hỗ trợ lực lượng nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.

Hằng ngày, nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn là 120.000 đồng/ngày. Những trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác thì được điều chuyển lên khu người bệnh. Suất ăn của nhân viên y tế được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn của người bệnh là 80.000 đồng/ngày...

Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, cụ thể như: lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/người, lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp với mức hỗ trợ là 4,5 triệu đồng/người...

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement