26/09/2023 08:39
Thiếu lương thực, quân đội Pakistan thuê đất làm nông nghiệp
Quân đội Pakistan sẽ đảm nhận một diện tích lớn đất thuộc sở hữu của chính phủ để trồng trọt. Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á đang chật vật vì dự trữ ngoại hối giảm gây khó khăn trong việc nhập khẩu thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác.
Được khởi động vào đầu năm nay bởi một cơ sở tư vấn dân sự - quân sự, kế hoạch này giúp cung cấp lương thực thông qua các trang trại do quân đội điều hành trên đất thuê của nhà nước.
Những người ủng hộ cam kết kế hoạch này sẽ dẫn đến sản lượng thu hoạch tốt hơn và tiết kiệm nước tưới tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch chi tiết này phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng nó sẽ chuyển lợi nhuận sang cho quân đội, trong khi những người nghèo ở nông thôn không có đất canh tác ngày càng khốn khổ.
Các nhà bình luận cho rằng đất đai thường được cung cấp cho các quân nhân đang phục vụ và nghỉ hưu để sử dụng riêng, nhưng nhiệm vụ chuyển nhượng mới nhất này có thể củng cố thế lực và biến quân đội Pakistan trở thành chủ sở hữu đất lớn nhất của đất nước.
Rafay Alam, một luật sư môi trường cho biết: "Công việc của quân đội là bảo vệ nhân dân khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và hỗ trợ chính phủ dân sự khi được yêu cầu, không hơn không kém".
Nhiều chi tiết về kế hoạch chi tiết vẫn chưa rõ ràng, bao gồm cả các trang trại bao giờ đưa vào hoạt động. Quân đội Pakistan dự kiến được bàn giao 405.000 ha đất tại tỉnh Punjab để trồng trọt, nơi có diện tích gấp khoảng 5.500 lần diện tích Tử Cấm Thành của Bắc Kinh hoặc gấp gần ba lần diện tích Delhi. Hầu hết diện tích này nằm trên sa mạc Cholistan, khu vực khô hạn khan hiếm nước.
Quân đội Pakistan được thuê diện tích đất này trong 30 năm để trồng lúa mì, bông, mía cùng nhiều loại rau quả với 20% lợi nhuận thu được dành cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Phần còn lại được chia đều giữa quân đội và chính phủ.
Trong năm qua, Fongrow - một thành viên của tập đoàn quân đội được thành lập để cung cấp công việc cho quân nhân đã nghỉ hưu, đã phát triển một trang trại công cộng rộng 2.250 mẫu để trồng bông và ngô ở Punjab như một nơi thử nghiệm, năng suất cây trồng trung bình đã tăng 135%.
Làm thế nào quân đội có thể biến sa mạc thành đất nông nghiệp màu mỡ lại là một câu hỏi khác vẫn chưa có câu trả lời.
Chuyên gia tư vấn nông nghiệp Asif Riaz Taj cho biết thông thường, các bác sĩ quan quân đội có kiến thức cực hạn chế về nông nghiệp. Họ áp dụng hệ thống canh tác thông thường hoặc cho bất kỳ nông dân địa phương nào thuê đất của họ. Có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp các trường nông nghiệp nhưng không có việc làm và họ có đủ kỹ năng để làm công việc này.
Kinh nghiệm trong quá khứ với các trang trại quân đội cũng làm nhiều người phải ngạc nhiên.
Quân đội Pakistan, vốn đã có ảnh hưởng lớn đến quốc gia, đã được tăng cường giúp đỡ thông qua đạo luật gây tranh cãi gần đây nhằm hợp pháp hóa tất cả các hoạt động liên doanh giữa quân đội và chính phủ trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm tăng cường phát triển quốc gia hoặc lợi ích chiến lược.
Nhiều vùng đất dành cho doanh nghiệp canh tác được cho là đang được cung cấp cho các quốc gia vùng Vịnh và Trung Quốc trong Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
Truyền thông địa phương dẫn lời người đứng đầu quân đội cho biết ông đang thu hút khoảng 100 tỷ USD đầu tư từ các nước này, bao gồm cả các dự án trang trại, có thể mở đường cho các thỏa thuận giữa các công ty nước ngoài và quân đội Pakistan.
Tuy nhiên, luật sư Alam cho biết, các tài liệu chính sách của chính phủ Pakistan không coi hoạt động nông nghiệp là một giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực.
"Trên thực tế thì ngược lại. An ninh lương thực có thể được cải thiện ở Pakistan bằng cách đầu tư vào các nông dân nhỏ và cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để họ có thể tự sản xuất lương thực cho mình", ông nói thêm.
(Nguồn: Nikkei Asia)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement