Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường toàn cầu hồi hộp chờ đợi khi căng thẳng ở Trung Đông gia tăng

Kinh tế thế giới

16/10/2023 08:20

Cuộc chiến Israel-Hamas đã làm các nhà đầu tư toàn cầu lo lắng khi rủi ro địa chính trị ngày càng tăng đối với thị trường tài chính. Tất cả đều hồi hộp chờ xem liệu xung đột có đẩy giá dầu lên cao hơn và giáng một đòn mới vào nền kinh tế thế giới hay không.

Thủ tướng Israel - Benjamin Netanyahu hôm Chủ nhật tuyên bố sẽ "tiêu diệt Hamas" khi quân đội của ông chuẩn bị các hoạt động trên bộ ở Gaza để tiêu diệt tận gốc nhóm phiến quân Hồi giáo Hamas. 

Chứng khoán đã biến động trong tuần trước khi Phố Wall lo lắng về việc liệu các quốc gia khác như Iran có tham chiến hay không. Trong khi lạm phát và lãi suất ở các quốc gia khác có thể sẽ tăng trong trường hợp xấu nhất này, thì Mỹ có thể là ngoại lệ khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào nơi mà họ cho là nơi trú ẩn an toàn trong xung đột toàn cầu.

Giá dầu đã tăng gần 6% vào thứ Sáu (13/10) khi các nhà đầu tư đánh giá về khả năng xảy ra xung đột lan rộng hơn ở Trung Đông. Xung đột Israel và Hamas đã gây ra rủi ro địa chính trị đáng kể nhất đối với thị trường dầu mỏ kể từ khi xung đột Nga - Ukraina diễn ra vào đầu năm ngoái.

Phản ứng của thị trường trong tuần qua tương đối trầm lắng, mặc dù đồng shekel của Israel bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng USD, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ, tất cả đều là những đồng tiền trú ẩn truyền thống trong thời kỳ hỗn loạn, sẽ là tâm điểm chú ý vào hôm nay khi thị trường mở cửa lại. 

Các loại tiền tệ nhạy cảm với rủi ro, bao gồm cả đồng Đô la Úc, đã bị bán sớm vào đầu tuần trước và một lần nữa có thể chịu áp lực. Giá vàng đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 vào ngày cuối tuần qua.

Thị trường toàn cầu theo dõi biến động khi căng thẳng ở Trung Đông gia tăng - Ảnh 1.

Diễn biến một số chỉ số chứng khoán trong tuần qua. Ảnh: Reuters

Thị trường cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng giá dầu và trái phiếu kho bạc Mỹ, sau một tuần đầy biến động khi trái phiếu dao động giữa những mức lãi và lỗ lớn nhất trong nhiều năm.

Erik Nielsen, cố vấn kinh tế trưởng nhóm tại UniCredit cho biết: "Tôi không biết liệu thị trường có tiếp tục hoạt động tương đối tốt hay không. Nó gần như chắc chắn phụ thuộc vào việc liệu cuộc xung đột mới nhất này có còn mang tính cục bộ hay liệu có leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn hay không".

Bernard Baumohl, kinh tế trưởng toàn cầu tại The Economic Outlook Group ở Princeton, New Jersey, Mỹ cho biết, xung đột tại Trung Đông ngày càng lan rộng cũng có thể gây ra lạm phát và do đó, lãi suất trên toàn thế giới sẽ tăng nhanh hơn nữa.

Trung Đông luôn là điểm nóng của những rủi ro địa chính trị, do tầm quan trọng chiến lược của nơi đây là khu vực sản xuất dầu mỏ lớn. Đặc biệt, Iran có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu nhờ vị thế là nước sản xuất lớn thứ tư trên thế giới. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với xuất khẩu dầu của nước này đều có thể dẫn đến giá tăng đột biến, gây ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường toàn cầu.

Giá dầu liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên khắp thế giới. Nếu giá dầu thô tăng, điều đó có nghĩa là người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn.

George Moran, nhà kinh tế của Nomura cho biết: "Nếu chiến sự ở Ukraina dạy chúng ta điều gì thì đó không phải là đánh giá thấp tác động của địa chính trị".

"Thị trường lo ngại tình hình Trung Đông sẽ như một quả bom nổ chậm. Trong trường hợp căng thẳng leo thang, có thể eo biển Hormuz sẽ bị đóng cửa, khiến việc vận chuyển dầu khó khăn. Giá dầu tăng vọt thì giá các loại hàng hóa khác sẽ tăng theo. Chúng ta sẽ lại đối mặt với nguy cơ lạm phát", chuyên gia phân tích Robert Halver của Ngân hàng Baader Bank cho biết.

Các thị trường năng lượng khác có thể bị ảnh hưởng, như đã thấy trong những diễn biến gần đây như việc Chevron (CVX.N) tạm dừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên thông qua đường ống ngầm lớn giữa Israel và Ai Cập. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong khu vực này đều có thể dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn và khả năng thương mại toàn cầu chậm lại.

Hạ viện Mỹ vẫn không có người lãnh đạo, nhưng xung đột ở Trung Đông mới là vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Thị trường toàn cầu đang chuẩn bị cho những hậu quả tiềm tàng từ căng thẳng ở Trung Đông. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ tình hình và điều chỉnh danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2024 từ mức dự kiến 3% trong năm nay. Cuộc chiến giữa Israel và Hamas gây ra những rủi ro mới cho nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh, và các nhà kinh tế cảnh báo rằng, có thể phải mất một thời gian nữa mới thấy rõ hậu quả.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhận định, những cú sốc nghiêm trọng đang trở thành "điều bình thường mới" trong nền kinh tế toàn cầu có đặc điểm là tăng trưởng yếu, sự phân mảnh kinh tế và sự phân hóa ngày càng sâu sắc, với lãi suất dự kiến sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phát dai dẳng. Do đó các nước cần linh hoạt trong việc dự đoán các cú sốc và phản ứng nhanh chóng.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement