Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc và kì vọng phục hồi

Kinh tế thế giới

09/01/2023 14:36

Theo các chuyên gia, sẽ mất thời gian để người tiêu dùng Trung Quốc thực sự bắt đầu chi tiêu trở lại, bất chấp sự thay đổi đột ngột của nước này đối với việc mở cửa trở lại.
news

Theo CNBC, khoảng một tháng sau khi thành phố Quảng Châu mở cửa trở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ, chủ một cửa hàng cà phê địa phương, anh Timothy Chong cho biết doanh thu đang phục hồi. Con số đạt 50% so với mức bình thường.

"Vào cuối tháng 12, lượng khách hàng dần trở lại bình thường, với xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn như trước đây thì vẫn cần phải chờ", ông Timothy Chong cho biết.

Chủ quan cà phê này cũng hy vọng sẽ mất ít nhất ba hoặc bốn tháng trước khi doanh thu có thể trở lại bình thường. Timothy Chong cho biết trong sáu tháng qua, doanh thu đã giảm xuống 30% so với bình thường.

Ông cho biết cửa hàng đầu tiên của Bem Bom Coffee khai trương vào cuối năm 2019, tiếp theo là cửa hàng thứ hai và học viện cà phê vào tháng 8/2021.

Thị trường tiêu dùng của Trung Quốc vẫn chưa hồi phục trở lại mức trước đại dịch - Ảnh 1.

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc vẫn cần thêm thời gian để phục hồi lại mức trước đại dịch.

Dữ liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong năm 2022 kể từ tháng 11. Tiêu dùng giảm tốc so với tăng trưởng kinh tế nói chung kể từ khi đại dịch bắt đầu gần ba năm trước.

Nói về thời gian tới, chuyên gia Derek Deng đến từ Brain & Company cho biết, ông không kì vọng vào sự đột phá. "Hy vọng là ít nhất chúng ta sẽ quay trở lại mức của quý đầu tiên của năm 2022", ông Deng nói, đồng thời cũng lưu ý rằng, đấy là thời điểm trước khi Thượng Hải, thành phố đông dân nhất Trung Quốc bị phong tỏa.

Doanh số bán lẻ trong ba tháng đầu năm 2022 tăng khoảng 3,3% so với một năm trước, nhưng đã chậm lại và giảm 0,7% trong nửa đầu năm, theo Wind Information.

Ông Deng cho biết việc quay trở lại năm 2021, khi doanh số bán lẻ phục hồi 12,5%, sẽ là một kịch bản lạc quan. "Tôi không nghĩ mọi người coi đó là trường hợp cơ bản, chủ yếu là do các yếu tố vĩ mô thực sự kém thuận lợi hơn so với năm 2021".

Phần lớn tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc gắn liền với bất động sản, thị trường nóng sốt một thời nhưng đã sụt giảm trong năm ngoái. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm lần đầu tiên sau 4 năm vào năm 2022. Xuất khẩu, động lực tăng trưởng của Trung Quốc, đã bắt đầu giảm trong vài tháng qua khi nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Ông ấy cũng lưu ý đến những lo ngại về làn sóng COVID thứ hai, biến thể phụ XBB omicron rất dễ lây lan đến từ nước ngoài và những bất ổn địa chính trị.

"Tôi nghĩ điều đó cũng tác động đến nhận thức của mọi người về thu nhập khả dụng của họ, hoặc liệu họ có cần tiết kiệm để vượt qua tất cả những bất ổn đó hay không", ông nói.

Xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, theo khảo sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc và kì vọng phục hồi - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản Trung Quốc giảm trong năm qua.

Hy vọng vào sự phục hồi du lịch

Các nhà phân tích đang theo dõi sát sao kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới để biết các dấu hiệu về tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc. Cao điểm đi lại trong kỳ nghỉ này bắt đầu từ ngày 7/1 đến ngày 15/2 với khoảng 2,1 tỷ chuyến đi, theo tính toán dự kiến của giới chức nước này.

Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho hay, con số này gấp đôi so với năm ngoái và đạt khoảng 70% so với năm 2019. Trong số này, hầu hết các chuyến đi về quê thăm gia đình. Khoảng 10% sẽ là giải trí hoặc đi công tác.

Năm nay, nhiều người Trung Quốc cuối cùng sẽ có thể đi du lịch nước ngoài. Nước này đang khôi phục khả năng ra nước ngoài để du lịch cho công dân sau khi kiểm soát chặt chẽ biên giới đại lục trong gần ba năm. Trước đó, Trung Quốc cũng chính thức loại bỏ các yêu cầu kiểm soát dịch đối với người đi lại trong nước.

Tuy nhiên, du lịch nước ngoài của người Trung Quốc khó có thể tăng lên cho đến khoảng kỳ nghỉ lễ tiếp theo vào đầu tháng 4, Chen Xin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu giải trí và giao thông Trung Quốc tại UBS Securities, cho biết.

Thị trường tiêu dùng của Trung Quốc vẫn chưa hồi phục trở lại mức trước đại dịch - Ảnh 2.

Du khách tại tỉnh Hắc Long Giang, trong những ngày đầu năm mới Ảnh: CNBC/Getty

Tuy nhiên, theo ông Chen Xin, chuyên gia đến từ UBS Securities, khả năng du lịch nước ngoài của người Trung Quốc có thể chỉ tăng lên cho đến kỳ nghỉ lễ tiếp theo vào đầu tháng 4.

Vào thời điểm đó, việc xin cấp visa sẽ có nhiều thời gian để xử lý hơn so với hiện tại. Đồng thời, số lượng chuyến bay quốc tế có thể phục hồi lên 50% hoặc 60% so với mức của năm 2019. Ông Chen cũng nhận định thêm, một số biện pháp kiểm soát dịch với du khách Trung Quốc như yêu cầu test trước chuyến bay khi đến du lịch một số quốc gia có thể được nới lỏng trong vài tháng tới.

Tại Trung Quốc, ông Chen kỳ vọng hoạt động du lịch sẽ tăng thêm sau tháng 2 khi các chuyến công tác tăng lên, đưa hoạt động kinh doanh khách sạn trở lại mức của năm 2019 vào cuối năm nay.

Người dân vẫn thận trọng khi ra ngoài

Đường phố tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang trở nên đông đúc hơn khi làn sóng lây nhiễm đầu tiên qua đi. Tuy nhiên, theo quan sát của ông Chen, những người ra đường chủ yếu là giới trẻ và trung niên trong khi những người lớn tuổi vẫn khá thận trọng.

Ông Deng đến từ Brain & Company cho biết, cũng đang theo dõi xem liệu người tiêu dùng có bắt đầu ra ngoài nhiều hơn hay không. Ông cho biết trong ba quý đầu năm 2022, khoảng 56% chi tiêu của người tiêu dùng là dành cho gia đình. Đây là điều ngược lại với xu hướng trước đại dịch.

Sau khi giảm dần các biện pháp kiểm soát COVID-19, chính quyền Trung Quốc vào tháng trước đã bất ngờ loại bỏ phần lớn các biện pháp kiểm tra và theo dõi liên lạc của nước này. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng cho người cao tuổi của Trung Quốc tương đối thấp. Trung Quốc thường chỉ có vaciine sản xuất trong nước.

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc và kì vọng phục hồi - Ảnh 4.

Theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc sẽ có khoảng 2,1 tỷ chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán.

Deng cho biết nếu tỷ lệ chi tiêu bên ngoài có thể tăng dù chỉ một vài điểm phần trăm, sẽ có tác động tới các trung tâm thương mại. Các nhà hàng cũng sẽ cân nhắc chiến lược kinh doanh của họ, đặc biệt là đối với dịch vụ giao hàng.

Trong 18 tháng qua, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com rút ngắn thời gian giao hàng cho nhiều sản phẩm từ ngày hôm sau xuống chỉ còn một giờ. Đó là thông qua quan hệ đối tác với Dada, hiện phần lớn thuộc sở hữu của JD.

Số liệu từ công ty cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 16/12/2022 đến ngày 1/1/2023, nền tảng giao hàng trong một giờ đã chứng kiến doanh số bán rau, thịt bò và thịt cừu tăng gần gấp đôi so với một năm trước. 

Theo dữ liệu, doanh số bán tủ lạnh tăng 700%, trong khi doanh số TV màn hình phẳng tăng gấp 10 lần so với một năm trước.

(Nguồn: CNBC)

THẢO VY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement