Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản vẫn chưa kết thúc những chuỗi ngày ảm đạm

Giá cả hàng hóa

27/09/2022 08:59

Thị trường nông sản hôm nay 27/9 ghi nhận giá cà phê, cao su tiếp tục giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Giá cà phê đồng loạt giảm

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng là 46.800 đồng/kg, Đắk Lắk: 47.400 đồng/kg, Đắk Nông: 47.300 đồng/kg, Gia Lai: 47.300 đồng/kg, Kon Tum: 47.300 đồng/kg. 

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 giảm 28 USD/tấn và giao dịch ở mức 2.204 USD/tấn; giao tháng 1/2023 giảm 23 USD/tấn và giao dịch ở mức 2.196 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 3,35 cent/lb, giao dịch ở mức 223,8 cent/lb; giao tháng 3/2023 tăng 2,4 cent/lb, giao dịch ở mức 216,5 cent/lb.

Giá nông sản tiếp những chuỗi ngày ảm đạm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 226,84 USd / Lbs vào cuối quý này.

Tổng cục Hải quan Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 9, nước ta đã xuất khẩu 38.000 tấn cà phê, tương đương với kim ngạch 92,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cà phê giai đoạn 1/9-15/9 đã giảm đến 25% về lượng và giảm 10% về giá trị. Tuy nhiên, luỹ kế từ đầu năm, xuất khẩu cà phê vẫn tăng 12% về lượng và tăng 38% về giá trị.

Hiện triển vọng thời tiết tại các nước sản xuất cà phê chủ chốt tại khu vực Mỹ Latinh là không mấy khả quan. Hiện tượng thời tiết La Niña dự kiến tiếp tục gây ra hạn hán ở Brazil thêm vài tháng. Trong khi đó, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới là Colombia lại đang hứng chịu lượng mưa nhiều bất thường. Thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng đến sản lượng cà phê ở Guatemala, Honduras và Nicaragua.

Các chuyên gia nhận định, sản lượng và dự trữ cà phê sụt giảm tại Brazil sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm cà phê trên toàn cầu, và là một tín hiệu có thể đẩy giá cà phê trên thị trường thế giới lên cao hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nhu cầu cà phê sẽ vượt cung trên thị trường toàn cầu. Một số thương hiệu cà phê lớn như Starbucks và Jacobs đã lên kế hoạch tăng giá sản phẩm để đối phó với tình trạng lợi nhuận sụt giảm.

Xuất khẩu tiêu vẫn chưa khởi sắc do chính sách "zero Covid" của Trung Quốc

Giá tiêu tại thị trường trong nước đi ngang, giao dịch trong khoảng từ 64.000 - 67.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Gia Lai, thấp nhất thị trường, là 64.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai: 65.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 65.000 đồng/kg; Bình Phước: 66.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 67.000 đồng/kg.

Giá nông sản tiếp những chuỗi ngày ảm đạm - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, chính sách "Zero covid" của Trung Quốc - thị trường hơn 1 tỷ dân với sức nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới đã khiến xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục trì trệ.

Ngoài ra, suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia vị bị chững lại vì người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu.

Hơn nữa, hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí vận chuyển cũng rẻ hơn. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển xuất khẩu.

Theo thống kê, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2022 đạt 76,09 triệu USD, giảm 4,04 triệu USD, tức giảm 5,04 % so với tháng trước, và tăng 10,15 triệu USD, tức tăng 15,40 % so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin trên Vietnambiz, theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung hồ tiêu toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 nghìn tấn, giảm gần 3% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Ấn Độ.

Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu yếu hơn so với mọi năm, đặc biệt là sức mua sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Còn theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), kể từ năm 2020, Liên minh châu Âu (EU) thực hiện truy quét Ethylene oxide (ETO) trên khắp châu lục.

Trong sản phẩm gia vị, ETO được dùng để giảm khuẩn Salmonella. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, có 41 lô hàng liên quan đến ETO và Salmonella trong tổng số 42 trường hợp bị châu Âu cảnh báo.

Thị trường cao su châu Á tiếp tục suy giảm

Giá cao su hôm nay giảm mạnh tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và  Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 ghi nhận mức 223,4 JPY/kg, giảm 3,6 JPY/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 11, 12 và tháng 1/2023 đều ghi nhận mức giảm mạnh từ 1,56-2,28%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 đứng ở mức 11.885 CNY/tấn, giảm 0,67%, tương đương 80 CNY/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở các kỳ hạn tháng 11, tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023 ở mức giảm hơn 1%.

Giá nông sản tiếp những chuỗi ngày ảm đạm - Ảnh 3.

Giá cao su kỳ hạn được giao dịch quanh mức 134 USD cent / Kg.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 88,72 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ, trị giá đạt 157,11 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 44,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.771 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, chủng loại cao su SVR10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 34,7% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR3L chiếm 28,9% và thứ ba là RSS3 chiếm 11,7% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ.

Giá xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu năm 2022 của một số chủng loại cao su sang Ấn Độ tăng so với cùng kỳ năm 2021 như: SVR20 tăng 4%; SVR10 tăng 3,8%; Latex tăng 4,4%... Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ vẫn giảm như SVR3L giảm 2,9%; SVR CV60 giảm 0,6%; SVR CV50 giảm 1,9%...

Còn theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 7 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 701,55 nghìn tấn cao su (HS 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong các thị trường nhập khẩu cao su, Ấn Độ nhập từ các thị trường Việt Nam, Malaisia và Bờ biển Ngà đã tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Ấn Độ với 74,07 nghìn tấn, trị giá 146,95 triệu USD, tăng gần 53% về lượng và tăng 58,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 10,6% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2022, cao hơn so với mức 7,1% của cùng kỳ năm 2021.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement