Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ngày 13/6: Cà phê trong nước mất 1.000 đồng/kg trong tuần qua

Giá cả hàng hóa

13/06/2022 08:17

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá hầu hết các loại nông sản chủ chốt đều giảm.

Giá cà phê mất 1.000 đồng/kg trong tuần qua

Tại Lâm Đồng, cà phê có giá là 41.500 đồng/kg, Đắk Lắk: 42.100 đồng/kg, Đắk Nông: 42.000 đồng/kg, Gia Lai: 42.000 đồng/kg, Kon Tum: 42.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Thị trường nội địa mất trung bình 1.000 đồng/kg trong tuần qua.

Con giá cà phê thế giới tính chung cả tuần qua, giá cà phê robus ta có 5 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm rất đáng kể. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 59 USD (2,76%), xuống 2.177 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, các mức giảm khá đáng kể. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 3,50 Cent (1,51%), xuống 228,90 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Thị trường nông sản đầu tuần xu hướng giảm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 235,88 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 258,13 trong thời gian 12 tháng.

Nguyên nhân sụt giảm đáng kể còn phải kể đến lo ngại rủi ro tăng cao khi lạm phát toàn cầu vượt mức sẽ thúc đẩy các NHTW lớn trên thế giới phải cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế và nâng mức lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát, cũng khiến đầu cơ chùng tay mua các loại hàng hóa nói chung.

Từ nay đến cuối năm, giới kinh doanh tài chính tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ còn tăng khoản 1,5% là ít nhất mới đủ sức khống chế lạm phát. Tăng lãi suất nhiều bao nhiêu, chi phí tài chính cho hoạt động kinh doanh càng lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường dè dặt mỗi khi quyết định mua hàng, giảm trữ lâu mà chỉ mua đủ để giải quyết những hợp đồng tồn đọng.

Trong khi đó, lợi suất dài hạn trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống dưới mức 3% đã không hỗ trợ giá cả hàng hóa nguyên liệu nói chung và cà phê nói riêng.

Ngoài ra, yếu tố thời tiết tại các vùng cà phê Brazil như thường lệ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá cà phê trên hai sàn phái sinh. Tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không, bởi vậy giá dựa trên thông tin thời tiết thường bấp bênh.

Thị trường hàng hóa phái sinh phiên cuối tuần hầu hết giảm như vàng, dầu thô đến nông sản là do tỷ lệ lạm phát Mỹ cao hơn mức dự kiến. Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) Mỹ tăng 8,6%, cao hơn tháng 4/22 là 3,3%, vượt khỏi mức kỳ vọng là 8,3. Thị trường tài chính và hàng hóa phản ứng bằng cách thiên về bán do lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất điều hàng đồng USD mạnh hơn do lạm phát tăng.

Trong khi đó, cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy mức lạ phát trung bình trong tháng 5/2022 tại khu vực đồng tiền chung châu âu (Eurozone) tăng kỷ lục lên 8,1%, cao hơn gấp 4 lần so với con số mục tiêu. ECB dự báo mức lạm phát cả năm 2022 của Eurozone là 6,8%, quay về 3,5% trong năm 2023 và 2,1% trong năm 2024. Theo ECB, vì thế, biện pháp hỗ trợ tiền tệ không còn cần thiết và quyết định chấm dứt chương trình “nới lỏng định lượng” mua ròng tài sản kể từ ngày 1/7.

Nếu như giá dầu tiếp tục leo thang, khả năng Fed khó 'hạ cánh mềm. Dầu mỏ chính là cơn ác mộng đối với Fed. Giá dầu cao đang tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế và chưa có dấu hiệu chững lại.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 71.000 – 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 71.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.000 đồng/kg; Bình Phước: 73.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 74.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần xu hướng giảm - Ảnh 2.

Theo thống kê, giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 4.504 USD/tấn, giảm 2,7% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2022. Nhu cầu xuất khẩu yếu đang làm giảm giá thị trường trong nước.

Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sụt giảm đáng kể trong tháng 5/2022. Cùng chung trạng thái, giá tiêu xuất khẩu từ các nước thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) cũng đều sụt giảm vì nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ chính giảm bớt trong tháng 5/2022.

Theo chuyên gia, kỳ vọng các thị trường tiêu thụ hồ tiêu truyền thống của nước ta sẽ tăng tốc nhập khẩu, sau khi những định chế tài chính lớn của thế giới sẽ có những chính sách phù hợp tích cực hơn để ngăn ngừa lạm phát toàn cầu vượt mức trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng.

Trong khi đó, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ hai toàn cầu là Brazil vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và giá trị xuất khẩu.

Sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero Covid” không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm, đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước.

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng, bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia đã trở lại bình thường và sống an toàn với Covid-19. Các chuyến bay quốc tế đã được nối trở lại và các biện pháp hạn chế được gỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phục hồi kinh tế.

Do đó, các chương trình xúc tiến thương mại cũng được kỳ vọng sẽ được thực hiện như kế hoạch trong năm 2022 sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng sau hai năm bị gián đoạn.

Giá cao su đồng loạt giảm

Giá cao su hôm nay đồng loạt giảm mạnh toàn thị trường châu Á. Giá tại Nhật Bản xuống thấp do đồng JPY suy yếu.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), hôm nay, kỳ hạn tháng 10/2022, giảm mạnh xuống mức 263,0 JPY/kg, giảm 0,8 yên, tương đương 0,30%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 40 CNY, ghi nhận 13.180 CNY/tấn, tương đương 0,30%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay tiếp tục xuống dốc do đồng JPY suy yếu và chứng khoán Tokyo tăng mạnh.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore tăng 0,4% lên ở 166,8 US cent/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần xu hướng giảm - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 265,15 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 281,22 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su tự nhiên kỳ hạn giao dịch quanh mốc 260 JPY / kg, mức chưa từng thấy trong hơn một tháng qua, nhờ triển vọng phục hồi nhu cầu ở người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc trong bối cảnh dữ liệu bán xe khả quan trong khi các nhà sản xuất lốp xe đang quay trở lại hoạt động đầy đủ. 

Tuy nhiên, nguồn cung cao su phục hồi của các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam nên giữ giá cao su từ tháng này trở đi. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 490 tấn xuống khoảng 7.542 tấn, trong khi tại Thượng Hải INE giảm 5.121 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Shanghai SHFE tăng 2.998 tấn. 

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD. Con số này tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 60,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, với 291,83 nghìn tấn, trị giá 508,25 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 209,88 nghìn tấn, trị giá 505,99 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS: 4005), SVR20, Skim block, SVR10, RSS3,... Tuy nhiên các chủng loại này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: SVR10, cao su tổng hợp, SVR20, SVR5….

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement