30/05/2022 07:44
Thị trường nông sản khởi sắc trong ngày đầu tuần
Thị trường nông sản hôm nay 30/5 có dấu hiệu khởi sắc trong ngày đầu tuần khi giá cà phê, hồ tiêu, cao su tăng nhẹ.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê tại Lâm Đồng là 41.400 đồng/kg, Đắk Lắk: 42.000 đồng/kg, Đắk Nông: 42.000 đồng/kg, Gia Lai: 40.900 đồng/kg, Kon Tum: 41.900 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 10 USD/tấn ở mức 2.097 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.096 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 3,65 cent/lb, ở mức 229,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 3,75 cent/lb, ở mức 229,7 cent/lb.
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE được giao dịch quanh mức 2,2 USD, giảm từ mức cao nhất trong 3-1 / 2 tuần là 2,3 USD vào ngày 17/5, trong bối cảnh đồng real mạnh hơn một chút và trong bối cảnh rủi ro băng giá ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết gió và mây ở Minas Gerais, vùng trồng arabica lớn nhất Brazil, đã ngăn chặn sự sụt giảm nhiệt độ nghiêm trọng, loại bỏ nguy cơ sương giá gây hại mùa màng đang phát triển. Tuy nhiên, thị trường vẫn đứng trước nguy cơ băng giá ở Brazil trong mùa này do các đợt sương giá năm ngoái đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ mùa và đẩy giá lên mức cao nhất trong thập kỷ. Đồng thời, Hiệp hội Cà phê Xanh gần đây báo cáo rằng tồn kho cà phê nhân tháng 4 của Mỹ tăng + 1,5% so với tháng trước và + 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,907 triệu bao.
Giới chuyên gia dự báo, nếu giá cà phê robusta không vọt được qua ngưỡng 2.100 USD, mà vẫn chỉ quẩn quanh dưới mốc này thì khả năng quay đầu vẫn khá cao. Nhưng tận dụng được đà tăng để vượt qua được mốc 2.112 USD đà tăng sẽ tốt, thậm chí có thể lên đến 2.150 USD.
Trong khi đó, giá cà phê arabica nếu giao dịch vượt trên mức giá 216,10 Cent thì rất nhiều cơ hội vọt lên mức giá 220/222.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, những ngày qua, giá cà phê thế giới phục hồi nhờ sức mua từ giới đầu cơ và sương giá tại vùng trồng cà phê Brazil. Tuy nhiên, thị trường cà phê đang trải qua giai đoạn đầy biến động, với những phiên lên nhanh, xuống mạnh. Giá cà phê thế giới được dự báo nhiều khả năng sẽ không duy trì mức tăng ổn định trong thời gian tới.
Giá tiêu tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 – 73.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 70.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 73.000 đồng/kg.
Xuất khẩu hồ tiêu từ đầu năm đến nay ghi nhận tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu hồ tiêu trong thời gian tới sẽ đối mặt khó khăn khi Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero Covid”, đồng thời chi phí vận tải đường biển tiếp tục neo ở mức cao.
4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 77,81 nghìn tấn, trị giá 362,73 triệu USD, giảm 16,6% về lượng nhưng tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt mức 4.662 USD/tấn, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Dù trị giá cũng như giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh, song Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhìn nhận, thời gian qua giá phân bón tăng gần gấp đôi so với năm trước, cùng với đó là giá nhân công, xăng dầu... đã “bào mòn” hết lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu.
Các doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng không kém khi giá logistics tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt nhiều tháng. Thêm vào đó, việc áp dụng thu phí cảng biển của TPHCM từ ngày 1/4/2022 càng khiến khó khăn của doanh nghiệp thêm chồng chất.
Theo VPA, từ tháng 3/2022, giá cước đi châu Âu của hãng tàu ONE (đang khoảng 7.300 USD cho mỗi container 20 feet) tăng thêm từ 800 - 1.000 USD. Dự báo, giá xăng dầu từ nay đến cuối năm vẫn còn tăng khi xung đột Nga-Ukraine tiếp tục căng thẳng. Do đó, các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc đàm phán ký kết hợp đồng để tránh rủi ro trong việc giá cước vận tải tăng đột biến.
Sản xuất hồ tiêu Việt Nam cũng dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng. Trong khi đó, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ 2 toàn cầu là Brazil vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và trị giá xuất khẩu.
Giá cao su tăng
Giá cao su hôm nay tăng với mức nhẹ dưới 1%. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 246,3 JPY/kg, tăng mạnh 1,6 yên, tương đương 0,65%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 35 CNY, ghi nhận 13.045 CNY/tấn, tương đương 0,27%.
Giá cao su Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong hai tuần do thị trường chứng khoán Tokyo mạnh hơn và việc nới lỏng các hạn chế Covid-19 đã tác động lên tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 1,3% trong ngày thứ 6.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn SICOM Singapore không thay đổi cho với phiên trước, chốt ở 163,9 US cent/kg.
Số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu 524,59 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 1,16 tỷ USD, tăng 18,3% về lượng và tăng 35,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, nhập khẩu cao su của Mỹ từ các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 13 cho Mỹ với 9,04 nghìn tấn, trị giá 15,08 triệu USD, giảm 34,1% về lượng và giảm 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,7%, giảm so với mức 3,1% của 3 tháng đầu năm 2021.
Qua số liệu cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường, đặc biệt là từ Indonesia (chiếm 29,2% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ) và Thái Lan (chiếm 13,2% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ). Thị phần cao su của Thái Lan và Indonesia đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Sữa tăng giá
Giá sữa loại III, chủ yếu được sử dụng để làm pho mát cheddar, đã kéo dài đà tăng lên mức cao kỷ lục 25,2 USD / CWT vào cuối tháng Năm. Sự gia tăng phần lớn là do giá phân bón gốc nitơ được sử dụng để nuôi gia súc tăng vọt trong bối cảnh thiếu hụt vì chiến tranh ở Ukraine. Nhu cầu phục hồi từ đại dịch cũng gây áp lực tăng giá.
Sữa dự kiến sẽ giao dịch ở mức 25,61 USD / CWT vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 26,93 trong thời gian 12 tháng.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp