01/08/2022 06:52
Thị trường nông sản đầu tháng 8 khởi sắc
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận nhiều biến động tích cực khi giá cà phê và cao su tăng trên cả thị trường trong nước và quốc tế trong khi đó giá hồ tiêu vẫn ổn định.
Giá cà phê khởi sắc
Giá cà phê trong nước hôm nay ghi nhận cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 44.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng: 43.900 đồng/kg. Còn lại Gia Lai: 44.300 đồng/kg, Đắk Nông: 44.300 đồng/kg, Kon Tum: 44.300 đồng/kg, TP HCM: 48.300 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 15 USD, lên 2.030 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 14 USD, lên 2.028 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Giá Robusta London lên đứng ở mức cao 4 tuần.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 1,20 cent, xuống 217,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,80 cent, còn 213,80 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 21.450 tấn cà phê, tương đương 66 triệu USD, giảm 24% về lượng nhưng tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, 3 trong 1 đạt khoảng 8.352 tấn, tương đương 41 triệu USD, chiếm 62% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm.
Thực tế, tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào phân khúc này để nâng cao giá trị gia tăng.
Giá cà phê trong nước tăng do giá cà phê toàn cầu tăng do nhu cầu mua lớn. Nhu cầu robusta tăng mạnh do loại cà phê này được sử dụng rộng rãi để sản xuất cà phê hòa tan. Còn arabia được hưởng lợi từ sự tăng giá đồng real của Brazil và lo ngại việc phong tỏa cùng với giá thấp có thể gây thiệt hại cho sản lượng của Trung Mỹ.
Tính chung cả tháng, giá robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 153 USD (tương đương 12,89%); giá arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York cũng tăng 14 US cent (tương đương 14,21%).
Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, tình hình địa chính trị bất ổn và nguồn cung cà phê đang trong trạng thái dư thừa.
Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê trực tiếp tại các chuỗi quán, nhà hàng khách sạn và du lịch giảm khi tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao, thu nhập người tiêu dùng giảm. Brazil đã thu hoạch khoảng 60% vụ mùa cà phê mới, chậm hơn so với niên vụ 2019/20 do đại dịch này.
Trong khi đó, cây cà phê vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”. Như vậy sẽ gây sức ép bán ra trong quý 3/2020 bởi Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và thường bán theo phương thức giao sau.
Giá tiêu dự báo giảm
Giá tiêu hôm nay hôm nay ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai. Còn tại Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.000 đồng/kg, Bình Phước: 72.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khiến việc trồng và sản xuất hồ tiêu, gia vị rất khó khăn. Ngoài ra, tình hình sâu bệnh hại, giống vẫn lai tạo chứ chưa có loại giống thuần chủng nào… đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
Thị trường đang chững lại ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 4 trong năm nay của FED, đưa mức lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên mức 2,25% - 2,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Trước khi có quyết định của FED, thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng được hỗ trợ từ xu hướng đồng USD giảm nhẹ. Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến các quốc gia đang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ. Vì lãi suất cao sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân Mỹ, dẫn đến nhu cầu hàng ngoại sẽ giảm đi.
Lãi suất cao cũng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các nước đang phát triển để đầu tư vào thị trường Mỹ. Do vậy xuất khẩu hàng hóa sẽ gặp khó khăn. Điều này được thể hiện qua con số xuất khẩu nửa đầu tháng 7/2022 không mấy khả quan. Trước đó, trong tháng 6/2022 thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ít giao dịch với lượng cung từ quốc gia sản xuất giảm.
Theo báo cáo của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần này cho thấy triển vọng khá tích cực, không có quốc gia nào báo giảm. Sau 3 tuần không có xu hướng tăng, giá tiêu Ấn Độ phản hồi tích cực trong tuần này. Trong khi đó giá tiêu đen Indonesia tiếp tục xu hướng tăng. Ở trong nước, giá tiêu Việt tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg tùy từng địa phương so với đầu tuần.
Về dài hạn, chuyên gia dự báo thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự suy giảm nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.
Giá cao su tăng
Giá cao su kỳ hạn đồng loạt tăng khi mà nguồn cung đang dần ổn định và lượng hàng xuất khẩu của một số quốc gia lớn ngày càng tăng.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 19/2022, tăng mạnh lên mức 238,9 JPY/kg, tăng 0,9 yên, tương đương 0,38%.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 251,8 yen/kg, tăng 0,12%, tăng 0,3 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 9, 11, 12 quay đầu giảm nhẹ.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.210 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,12% (tương đương 135 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm do các thương nhân vẫn thận trọng về suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá cao su giao tháng 8 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,3% xuống 157,0 US cent/kg.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu trong năm 2022 là 3,2%, giảm so với dự báo 3,6% trong tháng 4/2022, do lạm phất cao và cuộc xung đột Nga - Ukraine có khả năng đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.
Cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong 5 tháng đầu năm 2022, chủng loại SVR10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 46,8% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ.
Đứng thứ hai là chủng loại SVR3L chiếm 27,7% và thứ ba là RSS3 chiếm 14,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022.
Từ đầu tháng 7/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu không có nhiều biến động. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 300-320 đồng/TSC, giảm 3 đồng/TSC so với cuối tháng 6/2022. Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ổn định ở mức 323-325 đồng/TSC. Tại Gia Lai, giá mủ cao su được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 6/2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 187,83 nghìn tấn cao su, trị giá 310,1 triệu USD, tăng 64,5% về lượng và tăng 59,1% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 15,2% về lượng và tăng 12,8% về trị giá. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 787,26 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp