Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 12/7: Cà phê và hồ tiêu giao dịch trầm lắng

Giá cả hàng hóa

12/07/2022 08:37

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá các loại cà phê, hồ tiêu không có nhiều biến động cả thị trường trong nước và quốc tế, riêng giá cao su tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê đi ngang

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên sau phiên tăng mạnh vào cuối tuần, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 42.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai: 41,300 đồng/kg, Đắk Nông: 42,100 đồng/kg, Kon Tum: 42,100 đồng/kg,  tại cảng TP HCM: 46,100 đồng/kg.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 11/7) giảm, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 15 USD (0,76%), giao dịch tại 1.966 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 19 USD (0,96%) giao dịch tại 1.9632 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 7,2 Cent (3,27%), giao dịch tại 213,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 7,0 Cent/lb (3,22%), giao dịch tại 210,60 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thị trường nông sản 12/7: Giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 1.

Giá cà phê xu hướng giảm.

Thị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục chịu sức ép giảm do các yếu tố cơ bản sau khi có các báo cáo kết quả xuất khẩu khả quan từ các nhà sản xuất cà phê chính và đồng bạc xanh tăng suốt cả tuần sau công bố biên bản họp Fed cho thấy quyết tâm ngăn chặn lạm phát vượt mức và sự đồng loạt hưởng ứng của các NHTW trong biện pháp thắt chặt các chính sách tiền tệ để góp phần ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng và cạnh tranh địa chính trị ở Đông Âu.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.258 USD/ tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cuối tháng 6/2022, giá cà phê thế giới giảm so với cuối tháng 5/2022. Nguyên nhân do áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, trái ngược với giá thế giới, giá cà phê Robusta nội địa cuối tháng 6/2022 vẫn cho thấy tăng so với cuối tháng 5/2022. Việt Nam là quốc gia lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Theo đánh giá, trong năm 2022, nguồn cà phê từ Brazil giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là thức uống được ưa chuộng nhất ở quốc gia này. Đặc biệt, cà phê có lượng tiêu thụ cao nhất sau cacbonat và nước uống đóng chai trong thị trường đồ uống không cồn.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ việc tiêu thụ cà phê ngăn ngừa các loại ung thư, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, tạo điều kiện giảm cân và ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Do đó, những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Mỹ. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng. Điều này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu tại thị trường này, do chủ yếu là Robusta.

Giá tiêu lặng sóng

Thị trường tiêu trong nước ổn định, giá giao dịch từ 67.500 – 70.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 67.500 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 68.500 đồng/kg; Bình Phước: 69.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 12/7: Giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 2.

Lũy tiến từ đầu năm đến 30/6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 125.553 tấn, tiêu đen đạt 106.705 tấn, tiêu trắng đạt 18.848 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 568,8 triệu USD, tiêu đen đạt 456,4 triệu USD, tiêu trắng đạt 112,4 triệu USD.

So với cùng kỳ, lượng xuất khẩu giảm 19,1% tương đương 29.621 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 13,5% tương đương 67,6 triệu USD so với cùng kỳ 2021.

Trung Quốc tháng 6 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.619 tấn. Tổng lượng nhập khẩu của quốc gia này 6 tháng đầu năm đạt 5.609 tấn, tuy nhiên lượng nhập khẩu này giảm 80,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ đứng đầu đạt 30.109 tấn và giảm 8%. Nhập khẩu cũng giảm ở Anh, Nga, Pháp, Pakistan, Ai Cập... Chỉ một vài thị trường có lượng nhập khẩu tăng như Đức, Hà Lan, lerland, Ấn Độ, Hàn Quốc...

Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng chủ yếu: Mỹ, Đức, Hà Lan, Thái Lan, United Arab... Với kết quả trên, mục tiêu xuất khẩu tỷ USD của ngành hàng hồ tiêu trong năm 2022 rất khả quan.

Từ giờ đến hết 2022, thị trường trông chờ vào lực cầu từ thị trường hơn tỷ dân Trung Quốc và những thị trường khác khi bước vào giai đoạn tiêu dùng dịp lễ Tết cuối năm.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ nguồn cung Brazil và Việt Nam.

Số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Đức từ Brazil đạt 3,24 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2022, giảm 36,1% về lượng, nhưng tăng 2,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

4 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 2,81 nghìn tấn, trị giá 14,51 triệu USD, giảm 8,7% về lượng, nhưng tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 31,27% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 38,02% trong 4 tháng đầu năm 2022.

Giá cao su tăng giảm trái chiều

Giá cao su hôm nay tăng giảm trái chiều tại các sàn châu Á. Xuất khẩu cao su tháng 6 tăng mạnh cả lượng và giá trị.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 248,8 JPY/kg, tăng mạnh 1 yên, tương đương 0,40%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống mức 110 CNY, ghi nhận 12.440 CNY/tấn, tương đương 0,88%.

Giá cao su tại Nhật Bản biến động mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế, song giá cao su tại Thượng Hải hồi phục nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy doanh số bán xe hơi đã hạn chế đà suy giảm.

Giá cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore cũng giảm 0,3% xuống 159,7 US cent/kg.

Thị trường nông sản 12/7: Giá tiêu, cà phê đi ngang, cao su tăng giảm trái chiều - Ảnh 3.

Giá cao su biến động trái chiều.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6 đạt khoảng 180.000 tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng hơn 8% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5 và giảm hơn 2% so với tháng 6/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779.000 tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR3L, SVR10, SVRCV60, RSS3…

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 351.820 tấn, trị giá 609,2 triệu USD, tăng gần 6% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 350.750 tấn, trị giá 606,66 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu cũng đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS 4005), SVR 20, Latex, SVR 10, RSS3, SVR 3L...

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement