Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế khó của Tổng thống Joe Biden tại Afghanistan

Kinh tế thế giới

06/04/2021 08:41

Trong một canh bạc chính trị đầy rủi ro, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn làm sống lại tiến trình hòa bình đang bị đình trệ ở Afghanistan.

Đại sứ Zalmay Khalilzad, người được chính quyền Biden giữ lại để tiếp tục thực hiện tiến trình hòa bình mà ông đã thiết kế với tư cách là đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, đã điều chỉnh chính sách ngoại giao con thoi của mình trong khu vực. Các đề xuất mới đã được Đại sứ Khalilzad trình bày vào tháng 2 vừa qua.

Hai tài liệu bị rò rỉ- lá thư của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gửi các nhà lãnh đạo Afghanistan và dự thảo khung cho việc chuyển đổi sang trật tự mới ở Kabul- đã đề ra cách tiếp cận mới của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ở Afghanistan.

Những phản ứng ban đầu đối với ý tưởng hòa bình này không được khích lệ, nhưng vẫn còn phải xem Washington sẽ mang lại bao nhiêu vốn chính trị cho các bên để giải quyết xung đột ở Afghanistan.

201118-trump-biden-afghanistan-troops-main-2x1-an_b2bbdbecd9707be20fd01d01a51c05fe.jpeg

Lời kêu gọi chia sẻ quyền lực giữa chính phủ hiện tại ở Kabul và Taliban có lẽ là yếu tố gây tranh cãi nhất trong đề xuất hòa bình vì nó bị cả hai bên phản đối. Hòa giải, từng là trọng tâm và khó đạt được, là rất quan trọng để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài và tàn khốc ở Afghanistan.

Có 5 yếu tố quan trọng nổi bật trong tiến trình hòa bình này.
Đầu tiên là về bối cảnh trong nước ở Mỹ. Kế hoạch hòa bình của Biden đã để ngỏ khả năng 2.500 binh sỹ Mỹ, hiện được triển khai ở Afghanistan, có thể ở lại lâu hơn dự định. Theo thỏa thuận với Taliban, Mỹ hứa sẽ rút toàn bộ quân đội ở Afghanistan vào ngày 1/5/2021.

Cuộc chiến ở Afghanistan đã không nhận được sự ủng hộ ở trong nước và nhóm Biden không muốn theo đuổi "cuộc chiến tranh bất tận" ở khu vực Trung Đông mở rộng.

Thứ hai, Washington đang thúc ép Taliban chấp nhận một thỏa thuận giảm bạo lực ngay lập tức trong 90 ngày để tạo không gian cho sáng kiến hòa bình.

Thứ ba là về khuôn khổ cho tiến trình hòa bình. Đại sứ Khalilzad đã gửi một loạt đề xuất bằng văn bản cho cả Kabul và Taliban, vốn sẽ là cơ sở cho các cuộc đàm phán mới giữa các bên tham chiến.

Trong một bức thư gửi cho Tổng thống Afghanistan Ghani, Ngoại trưởng Blinken nói rằng Mỹ không "đưa ra các điều khoản" cho các bên ở Afghanistan mà tạo điều kiện để hướng tới một chính phủ lâm thời, một thỏa thuận về "các nguyên tắc nền tảng" cho một trật tự chính trị mới và "ngừng bắn toàn diện”.

Thứ tư, Mỹ đang yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức một cuộc họp của chính phủ ở Kabul và Taliban để hoàn tất một giải pháp hòa bình. Vai trò mới của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình hòa bình ở Afghanistan đã gây bất ngờ cho nhiều người, nhưng Pakistan có thể hoan nghênh vai trò này do mối quan hệ chặt chẽ hiện tại giữa Islamabad và Ankara.

Thứ năm, chính quyền Biden đang yêu cầu Liên hợp quốc triệu tập một cuộc họp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Nga, Pakistan, Iran, Ấn Độ và Mỹ để phát triển một “cách tiếp cận thống nhất” đối với hòa bình ở Afghanistan.

gettyimages-107981237.jpeg

Ít ai muốn đặt cược vào sự thành công của chiến lược này, vốn có nhiều rủi ro chính trị. Kết thúc các cuộc nội chiến không bao giờ là dễ dàng, và chắc chắn không phải là cuộc nội chiến này, vốn đã chứng kiến sự can thiệp mạnh tay của các cường quốc bên ngoài. Có những yếu tố trong sáng kiến hòa bình của Biden là không thể chấp nhận được đối với Kabul hay Taliban, hoặc cả hai.

Kabul- vốn dành rất nhiều thời gian và sức lực để thuyết phục Taliban chấp nhận hòa bình trong vài năm qua- giờ đây tin rằng thật lãng phí thời gian để làm điều này. Taliban không sẵn sàng từ bỏ các nơi ẩn náu an toàn của mình ở Pakistan và sẽ không chấp nhận bất kỳ sự suy giảm nào đối với hệ thống Hồi giáo nghiêm ngặt mà họ muốn thực thi ở Afghanistan.

Cả hai dường như đều phản đối việc chia sẻ quyền lực như một thỏa thuận tạm thời trước khi soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức bầu cử để thành lập một chính phủ được tất cả mọi người chấp nhận.

Đồng ý về thỏa thuận tạm thời và các sắp xếp tương lai cũng như tuân thủ các thỏa thuận đó luôn là điều khó khăn đối với các bên tham chiến trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào.

Sáng kiến hòa bình của Biden có thể không kết thúc cuộc chiến kéo dài 42 năm ở Afghanistan hay cuộc can thiệp quân sự kéo dài hai thập kỷ của Mỹ ở Afghanistan, nhưng nó có thể đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới trong lịch sử đương đại bi thảm của Afghanistan.

Trong khi triển vọng về một thỏa thuận giữa Kabul và Taliban có vẻ đáng ngờ, không có gì phải bàn cãi rằng các cấu trúc hiện tại ở Kabul được thiết lập sau khi Taliban bị lật đổ vào cuối năm 2001 là không bền vững.

(Nguồn: TTXVN/Eurasia Review)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement