Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế giới sẽ ra sao nếu không có dầu khí từ Nga?

Phân tích

11/09/2022 14:16

Một đường ống dẫn khí đốt quan trọng của Nga vẫn đang đóng và điều này đang làm hạn chế nghiêm trọng nguồn cung tới châu Âu.

Trong khi đó, các quốc gia thuộc "Lục địa già" - vốn đang vật lộn với giá năng lượng cao - đã phải nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga sau cuộc xung đột với Ukraina hồi tháng Hai năm nay.

Châu Âu sử dụng bao nhiêu khí đốt của Nga?

Năm 2021, Nga đã cung cấp cho EU 40% lượng khí đốt tự nhiên. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là nước nhập khẩu nhiều khí đốt của Nga nhất trong năm 2021, tiếp theo là Italia.

Cũng trong cùng thời gian trên, Anh nhập khẩu từ Nga 4% nhu cầu khí đốt của nước này, và vào tháng 6/2022, nước này đã không nhập khẩu khí đốt của Nga trong tháng thứ ba liên tiếp. Mỹ hoàn toàn không nhập khẩu khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn chịu ảnh hưởng khi Nga hạn chế cung cấp cho lục địa châu Âu, một động thái đẩy giá khí đốt toàn cầu bật tăng mạnh.

Thế giới sẽ ra sao nếu không có dầu khí từ Nga? - Ảnh 1.

Nga đã cung cấp cho EU 40% lượng khí đốt tự nhiên, trong đó Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là nhà nhập khẩu lớn nhất vào năm 2021.

Tác động của các lệnh trừng phạt

Từ tháng 2/2022, EU đã áp đặt một số gói trừng phạt với Nga, bao gồm ngành năng lượng nước này. Điện Kremlin cho hay "các vấn đề công nghệ" do lệnh trừng phạt của phương Tây là điều ngăn cản Nga cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream. Họ cho hay họ đã phát hiện sự rò rỉ trong một tuabin. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của EU nói với BBC rằng biện pháp trừng phạt không ảnh hưởng tới các công nghệ cần để vận chuyển khí đốt vào châu Âu.

Siemens Energy, công ty sản xuất tuabin khí, cho biết, kiểu rò rỉ này "thường không ảnh hưởng tới hoạt động của tuabin". Ben McWilliams, một chuyên gia về chính sách năng lượng tại Bruegel, nói: "Đây không có vẻ là lý do chính đáng để đóng đường ống. Tôi tin chắc hết mức có thể rằng đây là bước mới nhất của Putin để thao túng giá khí đốt và gây áp lực với hệ thống năng lượng châu Âu".

Gazprom cũng cho biết, thiếu giấy tờ làm ngăn cản việc bảo trì cho tuabin, nhưng Siemens Energy bác bỏ chuyện không cung cấp đủ giấy tờ liên quan.

EU đã đề xuất giới hạn giá khí đốt từ Nga. Tổng thống Putin đã đe dọa cắt tất cả các nguồn cung cấp năng lượng nếu EU thực hiện. EU cũng nói sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm, nhưng không đi xa đến mức cấm hoàn toàn. Để đạt mục tiêu, các quốc gia thành viên đã đồng ý cắt giảm 15% lượng sử dụng khí đốt trong vòng bảy tháng tới.

Điều khiến người ta nghi ngại là vấn đề EU sẽ tìm nguồn cung cấp thay thế ở đâu, và làm thế nào để vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nước như Mỹ và Qatar. Cố vấn năng lượng Kate Dourian cho hay việc không có đủ các trạm dự trữ và vận chuyển dầu khí LNG ở châu Âu sẽ là một "vấn đề đặc biệt với Đức".

Thế giới sẽ ra sao nếu không có dầu khí từ Nga? - Ảnh 2.

Khí đốt là vấn đề sống còn của EU, đặc biệt là mùa đông sắp tới.

Châu Âu sẽ thiếu dầu?

EU đã đồng ý cấm nhập khẩu dầu từ Nga qua đường biển trước cuối năm nay. Họ sẽ cho phép tiếp tục nhập khẩu dầu bằng đường ống như "một biện pháp tạm thời" vì các nước như Hungary và Slovakia phụ thuộc vào đó.

Nguồn cung dầu của một số quốc gia châu Âu có thể bị thắt chặt đáng kể do lệnh cấm. Lithuania và Phần Lan có khoảng 80% dầu nhập từ Nga trong tháng 11/2021, theo dữ liệu mới nhất. Tuy nhiên, các nước EU có thể mua dầu từ các nhà sản xuất khác.

Đầu năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đồng ý mở kho dự trữ để bán 120 triệu thùng dầu thô, trong khi Mỹ bán một lượng lớn dầu từ kho dự trữ của nước này. Washington đã tuyên bố cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu từ Nga và lượng dầu nhập khẩu của Anh giảm nhiều trong năm vừa qua.

Thế giới sẽ ra sao nếu không có dầu khí từ Nga? - Ảnh 3.

Nhiều nước châu Âu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu của Nga.

Lệnh trừng phạt có thực sự hiệu quả?

Nhờ giá năng lượng tăng cao, Nga đã có được khoản doanh thu không nhỏ từ xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu. EU cho biết, các lệnh trừng phạt mới nhất có thể cắt 90% lượng dầu mua từ Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ mất vài tháng để có hoàn toàn hiệu lực và ngay cả lúc đó Nga có thể bán dầu ở nơi khác trên thế giới. Trong khi đó, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều mua nhiều dầu thô của Nga hơn trong những tháng gần đây.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement