Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tâm lý của các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc xuống thấp kỷ lục

Doanh nghiệp

28/10/2022 08:52

Một cuộc khảo sát hàng năm được công bố vào ngày 28/10 cho thấy, sự lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc đã xuống mức thấp kỷ lục trong bối cảnh những thách thức về cạnh tranh, kinh tế suy giảm và quy định nghiêm ngặt về chính sách Zero COVID vẫn tiếp diễn.

Chỉ có 55% trong số 307 công ty được Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải và Công ty tư vấn PwC Trung Quốc khảo sát tự nhận mình là lạc quan về triển vọng kinh doanh trong 5 năm.

Chỉ số này là thấp nhất trong lịch sử 23 năm của cuộc khảo sát và nó thậm chí còn thấp hơn năm 2020, khi mà COVID-19 và những bế tắc thương mại giữa Bắc Kinh và Washington xuất hiện vào năm 2019.

Ngoài ra, khoảng một nửa số công ty nói rằng niềm tin của họ vào quản lý kinh tế của Trung Quốc đã giảm trong năm qua và chỉ có 18% công ty xem Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch đầu tư toàn cầu của mình, giảm so với 27% năm ngoái.

Các cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 18 tháng 8 cho rằng cạnh tranh trong nước là thách thức hàng đầu của họ trong 5 năm tới, sau đó là căng thẳng Mỹ-Trung, suy thoái kinh tế và cuối cùng là các biện pháp ngăn chặn và hạn chế đi lại liên quan đến COVID.

Sean Stein, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải phát biểu trong một cuộc họp báo rằng : "Điều khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động gặp thách thức là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các đối thủ Trung Quốc".

Tâm lý của các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc xuống thấp kỷ lục - Ảnh 1.

Một người đàn ông lấy mẫu tăm bông của mình để xét nghiệm COVID-19 tại một gian hàng xét nghiệm, ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 27/10/2022.

Ông nói thêm rằng trong quá khứ, các đối thủ chính có thể là các công ty được nhà nước hậu thuẫn, tuy nhiên, hiện nay các công ty côgn nghệ tư nhân đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường địa phương.

Bắc Kinh đang khuyến khích các ngành công nghiệp chủ chốt của mình nên tự chủ hơn, đặc biệt khi căng thẳng với Mỹ gia tăng do chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, mối quan hệ với Nga và gần đây là những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ bán dẫn cho các công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, trong khi nhiều quốc gia đã nới lỏng các hạn chế về coronavirus, thì Trung Quốc vẫn tiếp tục chống lại sự lây lan bằng cách đóng cửa, điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và gây ra gián đoạn đáng kể cho các doanh nghiệp.

Ông Stein cho biết các chính sách COVID nới lỏng sẽ "hoàn toàn" làm tăng sự lạc quan, vì việc hạn chế đi lại đã "làm mỏng" các dự án mà lẽ ra các giám đốc điều hành nước ngoài quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 53 công ty, tương đương 17%, cho biết họ đang cân nhắc rời đi trong vòng một đến ba năm tới.

Do quy mô thị trường rộng lớn, đội ngũ công nhân lành nghề và chuỗi cung ứng mạnh mẽ khiến hầu hết các doanh nghiệp cam kết đầu tư vào Trung Quốc bất chấp những thách thức..

(Reuters)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement